Biện pháp xử lí bọ gạo trong ao ương nhanh chóng

Vào cuối xuân đầu hạ trong các ao ương cá con vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhất là những ao bón phân động vật (phân lợn, phân trâu bò, phân bắc) có hàm lượng hữu cơ cao tới 25 - 35 mg/1, thường rất phổ biến một loại côn trùng hại cá, đó là bọ gạo, được xem là loại côn trùng “dữ” và nhất là đối với cá bột.

Bọ gạo
Bọ gạo phân bố rộng rãi trong các vùng ao hồ nuôi cá nhiều mùn bã hữu cơ, ao ương cá không được tẩy dọn kỹ và bón phân hữu cơ chưa xử lý. Ảnh: dietcontrunggayhai.com

Bọ gạo là gì?

Bọ gạo thuộc lớp côn trùng, họ Notonectidae, chúng có kích thước nhỏ và hình dạng hơi giống như “hạt gạo” nên gọi là “bọ gạo”. Bọ gạo có cơ thể hình bầu dục, ngắn, chiều dài khoảng 7 – 13 mm. Cơ thể có màu xám đen, các vân màu đen. Đầu dính liền cơ thể bằng 1 đai, có hai mắt đen lớn.

Cuối lưng có mai, trên có 2 gai là cơ quan thở. Bọ gạo có cánh mỏng, có màng, lưng màu trắng, bụng có màu nâu đen, có 3 đôi chân, 2 đôi chân trước ngắn hơn dùng để bấu giữ, đôi sau dài hơn, hình dạng như mái chèo để bơi.

Bọ gạo thường bơi ngửa và hô hấp bằng khí trời, cơ quan thở ở phía sau, có cửa tự do đóng mở. Khi hô hấp, bọ gạo bơi nhanh lên mặt nước, phần sau tiếp xúc với không khí, cửa của cơ quan thở mở ra lấy khí trời sau đó ngụp xuống bơi lội trong nước, khí thải ra cửa ở 2 bên đầu ngực.

Đặc điểm của bọ gạo là cứ 1 - 2 phút sống trong nước phải nổi lên mặt nước để thở. Nếu quá 7 phút mà bọ gạo không ngoi lên mặt nước để thở, thì sẽ chết ngạt.

Chu kỳ sinh trưởng

Bọ gạo đẻ, trứng bám trên lá hoặc thân cây cỏ mọc ven bờ ao, đầm, ruộng. Trứng bọ gạo thường rời từng hạt, có hình bầu dục màu trắng hay vàng. Trứng thường nằm sâu trong phiến lá, bẹ lá hoặc thân các loại cỏ mềm. Mỗi con bọ gạo đẻ khoảng 9 – 12 trứng.

Khi mới nở bọ gạo con chưa có cánh, nhưng đã gần giống với dạng trưởng thành. Cỡ dài 0.5 cm bọ gạo bắt đầu mọc cánh, đến cỡ 0.6 cm (sau khi nở 15 - 18 ngày) bọ gạo mọc đủ cánh. 

Sau khi mọc đủ cánh khoảng 9 - 10 ngày, ở cỡ 0.7 cm bọ gạo trưởng thành lại bắt đầu đẻ trứng. Khoảng cách giữa hai thế hệ xấp xỉ 35 ngày, trong đó có 25 ngày là nằm trong trứng và chưa biết bay. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, trong 4 tháng cuối xuân - đầu hạ (tháng 3 - 6 dương lịch) từ một con bọ gạo có thể sinh sôi nảy nở ra 40.000 con.

Vì sao phải diệt bọ gạo?

Bọ gao

Bọ gạo được xem là loài côn trùng nguy hiểm trong nước, với khả năng đuổi mạnh mồi rất mạnh, nhất là đối với cá bột

Bọ gạo thuộc loại côn trùng “dữ” ở nước, chúng đuổi bắt mồi rất mạnh, nhất là cá bột giai đoạn mới nở đến 10 ngày tuổi. Khi bắt được cá con, chúng ôm chặt con mồi và dùng vòi hút máu cho đến khi cá chết. 

Điều đáng chú ý là khi cơ thể có kích thước dưới 0.45 cm, bọ gạo chưa thể bắt cá con, lúc này mồi ăn của chúng thường là ấu trùng, muỗi lắc. Trung bình một con bọ gạo trong 24 giờ có thể làm chết từ 4 – 10 con cá bột, biết rằng thời gian ương cá bột lên cá hương kéo dài 21 ngày và bọ gạo có trong ao ương thường không dưới vài nghìn con. Ban đêm bọ gạo có thể bay từ thủy vực này sang thủy vực khác.

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các cơ sở ương cá chép, cá mè, trắm do không chú ý đúng mức phòng, trị bọ gạo nên trong 10 – 13 ngày đầu tỷ lệ sống của cá ương rất thấp, thậm chí có cơ sở mất trắng.

Biện pháp xử lí, kiểm soát

Để đề phòng bọ gạo, các ao ương cá bột lên cá hương cần được tẩy dọn bằng vôi, phơi đáy ao kỹ (6 – 7 ngày) để diệt trứng và ấu trùng bọ gạo, sau đó mới lấy nước và bón phân. Bờ ao cần được phát quang bụi rậm và dọn sạch cỏ để phá nơi đẻ trứng của bọ gạo. Những ngày đầu mới thả cá bột nên dùng phân vô cơ, bớt lượng phân hữu cơ.

Bên cạnh đó, nhờ đặc điểm cứ 1 - 2 phút sống trong nước phải nổi lên mặt nước để thở của bọ gạo, bà con có thể sử dụng dầu lửa để phòng và diệt loại côn trùng này. Bằng cách dùng dầu hỏa vẩy khắp ao, tạo thành một lớp ngăn cách giữa nước và không khí (thực hiện trước khi thả cá). Theo tập tính, khi hô hấp bọ gạo sẽ ngoi nhiên, tuy nhiên do có lớp dầu hỏa nên chúng sẽ không lấy được khí trời dẫn đến bị chết ngạt; mặt khác, khi ngoi lên lấy khí trời tiếp xúc với dầu hỏa, bọ gạo sẽ bị ngộ độc.

Sau 2 ngày thả cá xuống ương, nếu phát hiện thấy bọ gạo, nên làm khung hình chữ nhật nổi trên mặt nước (làm bằng ống nước, bằng tre), đổ dầu hỏa vào rồi kéo di chuyển chậm chạm khắp mặt ao (mỗi chỗ để 5 – 10 phút). Làm như vậy, bọ gạo sẽ khỏi trốn thoát. Ban đêm có thể thắp đèn treo lên cọc giữa khung dầu hỏa để nhử bọ gạo tìm đến ánh sáng dính dầu chết.

Chú ý: Cần tiến hành lúc trời mát và yên gió để giảm bớt sự bốc hơi của dầu lửa. Tuy cách này diệt được nhiều bọ gạo và bắp cày nhưng không triệt để vì chúng có thể bơi tránh từ chỗ có dầu đến chỗ không dầu, hoặc bay sang ao khác. Cần phải định kỳ diệt bọ gạo trong ao ương cá bột, đặc biệt là trong khoảng 15 ngày đầu sau khi thả cá vào ao. 

Tuy nhiên, bọ gạo không tiêu diệt được những cá cỡ lớn từ 1.2 – 1.5 cm. Do đó, trong quá trình ương cá hương, những ngày đầu cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tinh đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để cá phát triển nhanh, vượt qua kích cỡ mà bọ gạo có thể ăn được. Tỷ lệ chết sẽ giảm đi đáng kể.

Đăng ngày 22/01/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 09:52 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 09:52 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 09:52 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 09:52 30/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 09:52 30/04/2024