Biến sông Thương thành ao nuôi hến

Nhờ nghề nuôi hến trên sông Thương, nhiều hộ dân xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) \"ăn nên làm ra\", cuộc sống khá giả hơn. Tuy vậy, dù không đúng thẩm quyền nhưng UBND xã Đồng Việt vẫn tổ chức ký hợp đồng giao khoán cho người dân sử dụng mặt nước sông Thương. Sự việc xảy ra từ nhiều năm nhưng chưa được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

Nhiều người dân xã Đồng Việt cắm cọc ngăn sông Thương để nuôi hến.
Nhiều người dân xã Đồng Việt cắm cọc ngăn sông Thương để nuôi hến.

Giao khoán mặt sông

Hơn 10 năm nay, một số hộ dân ở các thôn Thượng, Bến, Bắc tận dụng đoạn sông Thương chảy qua địa bàn nuôi trai, hến phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu chỉ có vài hộ, thấy hiệu quả kinh tế cao nên nhiều gia đình học cách làm theo. Nuôi hến trở thành nghề "một vốn bốn lời".

Theo kinh nghiệm của người dân, từ khoảng tháng 6, tháng 7 hằng năm các hộ thả hến giống, sau vài tháng phát triển tự nhiên, hến trưởng thành với trọng lượng gấp hàng chục lần ban đầu là thời điểm người dân bắt đầu thu hoạch. Nuôi hến không phải đầu tư nhiều, không mất công chăm sóc nên có lãi cao, nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Nắm được nhu cầu của người dân, UBND xã Đồng Việt đã tổ chức ký hợp đồng giao diện tích mặt nước sông Thương để nuôi trồng thủy sản. Để có căn cứ ký hợp đồng, UBND xã Đồng Việt viện dẫn một số văn bản như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng nhà nước; Nghị định số 17/HĐBT, ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Nghị quyết của Thường trực 3 khối họp ngày 1-10-2009 về việc giao thầu diện tích mặt nước sông Thương để nuôi trồng thủy sản(?).

Hợp đồng giao khoán UBND xã Đồng Việt ký với người dân.

Hợp đồng ghi rõ, Chủ tịch UBND xã Đồng Việt và cán bộ kế toán ngân sách xã làm đại diện (bên A) ký hợp đồng với người dân (bên B) với các điều khoản như: Cho người dân nhận thầu diện tích mặt nước sông Thương để nuôi thả hến; chiều rộng khu vực giao khoán tính bằng khoảng rộng từ mép nước đến giữa lòng sông theo bản đồ 364 quy định địa giới hành chính (hết ranh giới với tỉnh Hải Dương- PV); người dân được phép bắt giữ những ai vi phạm trong phạm vi mình quản lý, báo cáo UBND xã giải quyết; giá trị hợp đồng mỗi năm là 400 nghìn đồng/100m chiều dài sông…

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Đồng Việt thừa nhận: Việc UBND xã ký hợp đồng giao khoán mặt nước sông Thương cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản là có thật và diễn ra từ nhiều năm nay. Đây là việc làm cần thiết để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Nhưng từ ngày 18-12-2012, chúng tôi đã thanh lý hợp đồng với nhiều hộ dân để giao diện tích sông Thương cho Công ty cổ phần khai thác khoáng sản và thương mại Sông Thương (Công ty Sông Thương) khai thác cát theo giấy phép của UBND tỉnh. Hiện chỉ còn một hộ nằm ngoài phạm vi đất được giao cho Công ty Sông Thương khai thác cát nên được UBND xã tạo điều kiện ký tiếp hợp đồng nuôi hến trên sông.

Cắm cọc ngăn sông

Dù UBND xã Đồng Việt đã thanh lý các hợp đồng trái thẩm quyền với các hộ dân (hiện 1 hộ còn hợp đồng) song hệ quả của những bản hợp đồng trước thì vẫn hiện hữu. Với lý do trước đây được UBND xã Đồng Việt giao khoán diện tích mặt nước sông Thương để nuôi trồng thủy sản, khi thanh lý hợp đồng lại không được thông báo trước nên nhiều hộ vẫn còn tài sản là hàng chục tấn hến giống đã thả trên sông, chưa kịp thu hoạch.

Vì vậy, các hộ dân trên vẫn cắm cọc ngăn sông làm địa giới phân chia diện tích nuôi hến dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa các hộ dân và hoạt động khai thác của Công ty Sông Thương. Thậm chí, ông Trần Văn D., một người dân thôn Thượng cho biết, nhiều hộ còn ra giữa lòng sông cắm cọc phân rõ địa giới với các hộ dân thuộc tỉnh Hải Dương và tiếp tục khai thác hến.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến dòng chảy mà còn gây trở ngại lớn cho các phương tiện giao thông đường thủy khi qua địa bàn, những cọc tre này trở thành cái bẫy đối với tàu thuyền khi lưu thông trên đoạn sông này. 

Đáng chú ý, trước đây có hợp đồng trong tay, nhiều người dân còn sử dụng làm tài sản mua, bán, chuyển nhượng diện tích được giao nên phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp.

Đặc biệt, mặc dù được cấp phép hoạt động từ năm 2010, nhưng nhiều lần Công ty Sông Thương đưa phương tiện vào khai thác cát trong diện tích đã được cấp phép  đều bị người dân phản đối…

Ông Nguyễn Hà Giang, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, nói: "Mặt nước sông Thương là diện tích  chuyên dùng do UBND tỉnh cấp phép, quản lý. Việc UBND xã Đồng Việt tự ý ký hợp đồng giao khoán cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản là trái thẩm quyền. Do xã không báo cáo sự việc nên chúng tôi chưa nắm được, chúng tôi sẽ cử cán bộ chuyên môn về kiểm tra cụ thể nội dung này". Hy vọng ngành chức năng sớm kiểm tra và xử lý vụ việc để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

http://baobacgiang.com.vn/
Đăng ngày 23/05/2013
Hồng Dương
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 01:21 27/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 01:21 27/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 01:21 27/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 01:21 27/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 01:21 27/01/2025
Some text some message..