Bìm bịp giúp cá Koi chóng lại bệnh do virus

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cây Bìm bịp thể hiện hoạt tính kháng virus đối với CyHV-3 và có thể ứng dụng trong tương lai như một tác nhân trị liệu quan trọng.

Bìm bịp giúp cá Koi chóng lại bệnh do virus
Ảnh: angieslist

Cyprinid herpesvirus 3 (CyHV-3) hoặc Koi herpesvirus (KHV) là một virus truyền nhiễm hết sức nguy hiểm trên cá chép và cá Koi. Bệnh này đã gây ra nạn dịch trên các loài thuộc họ cá chép trên toàn cầu và gây ra sự mất mát về kinh tế to lớn tại các trang trại nuôi cá cũng như ngoài trong tự nhiên.


Tại Việt Nam, nhiều vùng nuôi cá chép và cá Koi đã gánh chịu những hậu quả từ CyHV-3. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thảo mộc nhằm hạn chế sự gây hại của loài virus này vẫn còn hết sức hạn chế.


Cây Bìm bịp Clinacanthus nutans (Burm. F.)

Cây Bìm bịp Clinacanthus nutans (Burm. F.) là cây thuốc được biết đến trong y học cổ truyền ở Thái Lan. Chúng là một loài thực vật có hoa trong họ Ô rô. Trong cây có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như flavonoid, glycosid, glycoglycerolipids, cerebrosides và monoacylmonogalatosylglycerol. Các nghiên cứu trước đây của Thái Lan chỉ ra rằng chiết xuất từ cây Bìm bịp giúp tôm kháng lại bệnh đầu vàng do YHV một cách hữu hiệu.

Ảnh hưởng của chiết xuất thực vật chống lại CyHV-3 trên cá chép đã được các nhà khoa học Thái Lan nghiên cứu và báo cáo. 

Nghiên cứu khả năng chống lại CyHV-3 của chiết xuất từ cây Bìm bịp

Trong nghiên cứu này, chiết xuất tinh dầu của cây Bìm bịp C. nutans được thử nghiệm cho các hoạt động kháng virut chống lại CyHV-3 trong cá Koi. Cá được bổ sung các chế độ ăn khác nhau tương ứng với các nghiệm thức: 0.99 mg/ml, 0.78 mg/ml, 0.75 mg/ml; 0.71 mg/ml và nhóm đối chứng. Thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần với 3 lần lặp lại. Sau đó tiến hành đánh giá hoạt động của các tế bào virus và các thông số miễn dịch.

 

Kết quả cho thấy hoạt tính kháng virus hiệu quả chống lại CyHV-3 trước và sau khi nhiễm khi cá được bổ sung chiết xuất cây Bìm bịp. Nồng độ chết 50% (LC50) của chiết xuất là khi cao hơn 5 mg/ml đối với cá. Cho thấy khi bổ sung chúng vào thức ăn không được vượt quá nồng độ này.

Liều 50% có hiệu quả (ED50) trong việc chống lại CyHV-3 là 0,99 mg/ml, 0,78 mg/ml, 0,75 mg/ml và 0,71 mg/ml cho thấy các tế bào virus bị ức chế sự nhân lên một cách đáng kể so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, khi phân tích các chỉ tiêu sinh hóa các nhà khoa học nhận thấy hoạt tính superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT) và peroxidase glutathione (GPX) cũng tăng lên một các đáng kể so với nhóm cá đối chứng. Điều này giúp cơ thể cá chống lại sự bột phát của CyHV-3 một cách hiệu quả.

Các kết quả này cho thấy chiết xuất từ cây Bìm bịp thể hiện hoạt tính kháng virus đối với CyHV-3 và có thể được ứng dụng trong tương lai như một tác nhân trị liệu trong hoạt động nuôi cá chép và cá Koi trên thế giới và Việt Nam.

Đăng ngày 06/04/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 08:48 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 08:48 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 08:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 08:48 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 08:48 25/04/2024