Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
Nấm đồng tiền xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi

Đặc điểm của nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm cộng sinh với tảo và vi khuẩn quang hợp, thường phát triển ở đáy ao và bờ ao nuôi tôm. Nấm này không chỉ làm ô nhiễm môi trường nước mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho tôm. Tảo trong nấm đồng tiền cung cấp chất dinh dưỡng qua quá trình quang hợp, giúp nấm phát triển mạnh. Tuy nhiên, nấm lại tiết ra độc tố gây hại đến sức khỏe của tôm, khiến chúng mắc các bệnh về đường ruột và giảm sức đề kháng.

Nấm đồng tiền có đặc điểm giống như một loài địa y, một dạng kết hợp của nấm sợi và các sinh vật có khả năng quang hợp. Nấm đồng tiền có dạng hình vảy, hình nhánh cây hay búi thành dạng sợi. Nấm thường bám chặt trên bạt bờ, gần mặt nước 20  -30cm, bám trên can, trụ cầu, nhá (vó),…Kích thước của nấm nhỏ nhưng có thể phát triển nhanh trong điều kiện ao nuôi ô nhiễm, có nhiều chất hữu cơ, thức ăn thừa và chất thải. 

Nguyên nhân xuất hiện

Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của nấm đồng tiền trong ao tôm:

- Nước ao bị ô nhiễm do dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm và các sinh vật khác.

- Ao tôm thiếu oxy, có nhiều khí độc như amoni, nitrit, nitrat, sulfua, metan,…

- Nhiệt độ, pH ao nuôi không ổn định, độ mặn thay đổi thất thường.

- Sự hiện diện của các loại vi khuẩn và ký sinh trùng trong ao nuôi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

- Các quá trình xử lý đầu vào và xử lý men vi sinh chưa tối ưu: xử lý hóa chất tồn lưu, xử lý chưa đúng, men vi sinh sử dụng chưa đúng cách..,

Ao tômCó nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của nấm đồng tiền

Nhận biết nấm xuất hiện trong ao nuôi

Môi trường ao

- Nước có mùi tanh.

- Nấm đồng tiền có màu xanh lục, trắng, vàng hay nâu, tùy theo loại tảo cộng sinh với nấm.

- Khi quan sát có thể thấy nấm có hình vảy hoặc hình cành cây phân nhánh hoặc có dạng giống như một búi sợi bám trên bề mặt đáy và bờ ao hay đất, đá, và các vật dụng, dụng cụ trong ao nuôi tôm.

- Nấm đồng tiền xuất hiện khi ao có độ mặn cao, phát triển rất mạnh mẽ, chỉ sau vài ngày sẽ tăng nhanh kích thước nên rất dễ quan sát.

- Với ao bạt đáy: nấm đồng tiền xuất hiện chỉ sau 7 - 10 ngày cấp nước, nấm bắt đầu phát triển bằng ngón tay út và tăng nhanh sau vài ngày trong điều kiện thuận lợi.

Biểu hiện tôm

- Tôm có các dấu hiệu như: lỏng ruột, đường ruột đứt khúc, nặng hơn là bệnh phân trắng.

- Tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và nặng hơn có thể bị rớt đáy do ăn phải nấm đồng tiền.

Cách trị nấm trên ao lót bạt

Cải tạo ao

Trước khi thả tôm, việc cải tạo ao kỹ lưỡng là bước quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của nấm đồng tiền. Bà con nên sử dụng vôi nung (CaO) để diệt trừ nấm và các bào tử trong ao:

- Hòa vôi nung với nước rồi quét lên toàn bộ bạt ao, đảm bảo ao phơi khô từ 2 - 3 ngày.

- Sử dụng khoảng 700 - 800 kg vôi cho mỗi 1.000 m2 ao nuôi.

- Sau khi phơi ao, vệ sinh và xịt rửa sạch sẽ rồi phơi tiếp từ 5 - 7 ngày.

Xử lý khi ao đang nuôi tôm

- Giảm lượng thức ăn cho tôm để hạn chế chất hữu cơ tích tụ trong ao.

- Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

- Không chà xát các vùng có nấm để tránh phát tán bào tử và độc tố.

- Sử dụng men vi sinh và mật đường để xử lý nước ao, giảm thiểu lượng vi khuẩn gây bệnh và duy trì chất lượng nước ổn định. Hãy lưu ý đến tảo trong ao để chọn men vi sinh phù hợp.

Đăng ngày 21/01/2025
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 03:37 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 03:37 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 03:37 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 03:37 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 03:37 19/02/2025
Some text some message..