Bình dị canh trai nấu bầu

Ngày bé, tôi thường nghe bà hát ru “Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Lớn hơn một chút, vì tôi hay bị đổ mồ hôi trộm ở lòng bàn tay, bàn chân nên mẹ bảo nấu cháo trai cho tôi ăn trị bệnh. Và sau này, mỗi lần về quê, tôi lại được mẹ nấu cho bát canh trai với trái bầu vừa ngọt vừa mát.

canh bầu

Thú thực, ban đầu tôi chẳng mấy mặn mà với thứ món ăn có vẻ rất đơn điệu này. Nhưng một lần, tay mẹ đau do bị chiếc gai cào khi nhổ cỏ, phải vào bếp cùng mẹ, tôi mới tự mình chế biến và tĩnh tâm ngồi nghe mẹ giảng giải về lợi ích của món ăn.

Trai mò ở ao hồ về phải để trong thau nước sạch cho nhả bớt chất bẩn. Sau khoảng một giờ, rửa sạch, bỏ trai vào nồi, đổ nước đun sôi đến khi trai há miệng thì vớt ra để nguội. Tôi loay hoay nhặt thịt trai, đem rửa sạch. Mẹ dặn tôi phi hành khô cho thơm, xong cho ruột trai vào xào thật thấm mới đổ thêm nước đun thành một nồi canh. Lúc này, tôi lấy quả bầu ra gọt vỏ, cắt khúc, khoét ruột, rồi nạo thành từng sợi nhỏ. Nồi nước canh trai sôi sùng sục, mẹ nhắc tôi bỏ những miếng bầu vào, nhớ đừng để lâu kẻo bầu nhũn, ăn mất ngon. Thêm chút hành, mùi tàu thái nhỏ, trong chốc lát mùi thơm hấp dẫn đã lan ra khắp gian bếp, lan tới nhà trên.

Hôm đó, tôi múc thử một bát nước canh trai nấu bầu để nếm thành quả của mình. Nếm thử rồi ăn thật. Một bát rồi lại thêm một bát nữa. Quả thật tôi không ngờ món canh lại có vị ngọt đến thế. Ngọt từ ruột trai, từ hương vị của bầu chứ không từ thứ gia vị thêm nào khác. Từ lúc thưởng thức món ăn mà lần đầu tiên mình làm, thấy trong người bớt đi cái nóng, cái khó chịu như khi ăn những món ăn nhiều mỡ hay đồ uống có cồn. Sau này tìm hiểu thêm, tôi mới biết món ăn dân dã thuần chất làng quê này có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trai bắt từ thiên nhiên, bầu được trồng trong vườn, không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu. Chẳng cần phải cao lương mỹ vị, món canh trai nấu bầu dân dã vẫn đậm đà hương vị, vẫn tốt cho sức khỏe. Sau này, khi đã xa quê, trong nỗi nhớ về quê hương của tôi luôn có vị ngọt ngào của nước trai và mùi thơm nhè nhẹ của những sợi bầu xanh trắng. Ở nơi phố thị, những lúc đi ăn tiệm, tôi vẫn thường gọi món canh trai nấu bầu nhưng không thể tìm lại được hương vị ngọt ngào mà bình dị như món canh của mẹ.

Báo Thanh Niên, 05/07/2015
Đăng ngày 06/07/2015
Bài & ảnh: Bùi Việt Phương
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:22 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:22 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:22 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:22 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:22 27/11/2024
Some text some message..