Bình Định: Chủ động bảo vệ thủy sản mùa nắng nóng

Nắng nóng gay gắt kéo dài đã làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của các loại thủy sản. Ðể hạn chế thiệt hại, người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Chủ động bảo vệ thủy sản mùa nắng nóng
Người nuôi tôm ở thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (Tuy Phước) chủ động các biện pháp bảo vệ tôm nuôi vụ 2 trong mùa nắng nóng.

Theo Chi cục Thủy sản, tính đến thời điểm này, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả tỉnh khoảng 2.874,5 ha, trong đó nuôi nước ngọt 860 ha, nước lợ 2.014,5 ha. Tại một số vùng nuôi thủy sản nước ngọt, người nuôi đã và đang thu hoạch sản phẩm; vùng nuôi tôm nước lợ đã thu hoạch tôm vụ 1 và đang thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2 với tổng diện tích 238,3 ha.

Sau khi thu hoạch xong tôm nuôi vụ 1, ông Lê Thanh Tâm, ở thôn Đông Điền, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước đã cải tạo ao hồ, thả giống nuôi vụ 2 với số lượng hơn 15.000 con giống tôm thẻ chân trắng trên 2 ao nuôi rộng 9.000 m2. Ông Tâm bộc bạch: “Trước khi bước vào vụ nuôi mới, tôi đặc biệt chú trọng khâu cải tạo ao đầm, xử lý nguồn nước. Trong quá trình nuôi, duy trì mực nước trong ao hợp lý, thường xuyên kiểm tra ao nuôi, chạy máy sục khí tạo ô xy để tôm phát triển tốt”.

Để chủ động bảo vệ thủy sản mùa nắng nóng, các hộ nuôi cá nước ngọt cũng chủ động tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho cá. Ông Huỳnh Tấn Dương, ở thôn Định Nhất, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, nuôi cá lồng trên hồ Định Bình, cho hay: “Tôi luôn lựa chọn mua con giống có chất lượng tốt. Khi thời tiết nắng nóng, tôi thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng để lưu thông dòng chảy trong và ngoài lồng nhằm cải thiện chất lượng nước, san thưa mật độ cá trong mỗi lồng để tránh hiện tượng thiếu oxy cục bộ, giúp cá nuôi mau lớn, ngăn ngừa được dịch bệnh”.

Người nuôi thủy sản trên biển cũng đã triển khai các biện pháp bảo vệ thủy sản, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết nắng nóng gây ra. Ông Nguyễn Văn Thành, một hộ nuôi cá ở khu vực Hải Minh Trong, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, cho hay: “Thời tiết nắng nóng làm nước vùng nuôi vẩn đục, lượng bùn dưới đáy xuất hiện nhiều nên cá nuôi hay bị bệnh đen mang do bùn bám vào. Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, tôi thường xuyên tắm cá bằng nước ngọt nhằm vệ sinh cá tránh bám bùn, điều chỉnh mật độ nuôi trong các lồng cho phù hợp”.

Phần lớn người nuôi thủy sản đã có ý thức tuân thủ lịch thời vụ, chuyển đổi hình thức nuôi phù hợp, thực hiện tốt các quy định về nuôi trồng thủy sản; sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã được cấp giấy kiểm dịch hoặc giấy xét nghiệm trước khi đưa vào thả nuôi.

Theo ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy sản, trước tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt kéo dài, môi trường nước vùng nuôi biến động, Chi cục đã tiến hành 2 đợt quan trắc môi trường kiểm tra các thông số: Nhiệt độ, độ pH, độ mặn, độ kiềm, tảo… để hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chủ động phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ thủy sản nuôi, góp phần giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (Sở NN&PTNT), khuyến cáo: “Nắng nóng sẽ gây biến đổi bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, xuất hiện nhiều mầm bệnh về môi trường vùng nuôi. Với tôm nuôi nước lợ thường bị bệnh đốm trắng, thân trắng, người nuôi cần thường xuyên giữ mực nước từ 1,2 m trở lên trong hồ để giữ nhiệt độ ổn định, tăng cường đảo nước để giữ màu nước trong ao nuôi, xử lý môi trường trong ao nuôi bằng vôi bột hoặc chlorine. Người nuôi cá nước ngọt, nuôi thủy sản trên biển với cá tôm lớn thì nên xuất bán; cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, khi phát hiện con giống bị dịch bệnh phải cách ly để tránh lây lan trên diện rộng”. 

* Ông Ðoàn Văn Quyền, Phó Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp (Sở NN&PTNT), cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã sản xuất được hơn 4,5 triệu con giống tôm sú; 200 nghìn con cua giống, hơn 2.400 con cá giống nước ngọt; trên 140 nghìn con hàu Thái Bình Dương. Nhằm đảm bảo việc sản xuất con giống chất lượng, đạt hiệu quả cao trong mùa nắng nóng, chúng tôi thường xuyên theo dõi các chỉ số môi trường nước tại các bể nuôi ương con giống, lắp đặt hệ thống phun sương hoạt động liên tục trong các khu sản xuất để đảm bảo điều hòa, ổn định nhiệt độ cho con giống phát triển”.

* Ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống Nông nghiệp (Sở NN&PTNT), cho biết: “Ðến thời điểm này, đơn vị đã tạm dừng sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ. Ðể bảo vệ các giống thủy sản nước ngọt sản xuất tại Trạm nuôi cá koi và Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ), chúng tôi tập trung tăng cường sử dụng men vi sinh để giữ chất lượng đồng thời tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường ao nuôi. Hiện mực nước tại các hồ chứa: Hóc Lách, Ðồng Ðèo 1, Ðồng Ðèo 2 đã khô cạn, chỉ còn hồ Hóc Hòm cung cấp nước cho việc sản xuất cá giống nước ngọt tại xã Mỹ Châu, chúng tôi đang tạm dừng sản xuất con giống, tập trung bảo vệ đàn cá bố mẹ, tiêu thụ lượng cá giống còn lại. Riêng cá koi sẽ chuyển vào nhà trú nắng có hệ thống vận hành tuần hoàn khép kín để bảo vệ đàn cá”.

Báo Bình Định
Đăng ngày 17/07/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:49 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:49 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:49 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:49 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:49 25/11/2024
Some text some message..