Bình Định: Chuyển giao các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt

Trong nhiều năm qua, việc đa dạng hóa các loài nuôi cá nước ngọt là yêu cầu cấp thiết, không những góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Qua đó hướng đến một nghề nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học và bền vững.

Toàn cảnh hội thảo tại Trung tâm Khuyến nông Bình Định. Ảnh: NTN
Toàn cảnh hội thảo tại Trung tâm Khuyến nông Bình Định. Ảnh: NTN

Trong năm 2021 và 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai thực hiện các mô hình: Nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất và nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi trong lồng.

Nhằm để đánh giá hiệu quả kinh tế, cũng như khả năng nhân rộng các mô hình, ngày 06/10, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức hội thảo nhân rộng các mô hình nuôi thủy đặc sản cá nước ngọt, điển hình là nuôi cá chình và cá thát lát cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các huyện Phù Mỹ, Phù Cát và thị xã An Nhơn.

Tại hội thảo đánh giá, hầu hết các đại biểu và  hộ dân đều đánh giá cao hiệu quả kinh tế cũng như khả năng nhân rộng của các mô hình. Ông Nguyễn Phưởng, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ chia sẽ: được sự hỗ trợ kinh phí từ Trung tâm Khuyến nông Bình Định, năm 2021 tôi đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt. Với số lượng giống thả ban đầu là 500 con, kích cỡ 100 gam/con. Đến nay sau 15 tháng thả nuôi, cá chình sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 90% và trọng lượng cá chình từ 1,0 – 1,2 kg/con, giá thương phẩm hiện nay khoảng 500 nghìn đồng/kg. Trong thời gian tới ông sẽ xuất bán lứa chình này và tiếp tục tái đầu tư cho vụ nuôi mới.

Cá chình thương phẩmCá chình thương phẩm. Ảnh – NTN

Ông chia sẻ thêm, nuôi cá chình không khó, quan trọng nhất vẫn là giống cá chình phải đảm bảo tốt, nguồn gốc rõ ràng, không bị xây xát, con giống nên được mua từ các cơ sở uy tín, tránh trường hợp mua phải con giống bị mắc lưỡi câu. Trong quá trình chăm sóc, đặc biệt quan tâm đến chất lượng nước ao nuôi, tạo môi trường trú ẩn cho cá chình. Thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi để có hướng điều chỉnh lượng thức ăn, tránh trường hợp thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Tại hội thảo, nhiều vấn đề cũng được các đại biểu cũng quan tâm và chia sẻ, trong đó rõ nét nhất vẫn là con giống và đầu ra cho các sản phảm. Theo Ông Phan Long Dũng, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã An Nhơn cho hay: Tôi thực sự đánh giá cao hiệu quả các mô hình đem lại, tuy nhiên để nhân rộng các mô hình ra trên diện rộng, cần đòi hỏi phải có nguồn giống ổn định và chất lượng tốt. Đồng thời, sản phẩm sau khi nuôi cần có nguồn đầu ra ổn định, hoặc được liên kết với các cơ sở thu mua để bà con yên tâm trong sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Với lợi thế về điều kiện ao nuôi, hồ chứa thủy lợi tại Bình Định, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông sẽ tập trung khai thác một cách có hiệu quả thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi các đối tượng thủy đặc sản nước ngọt. Đồng thời, Trung tâm sẽ là cầu nối giữa các hộ nuôi với các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, giúp cho bà con yên tâm hơn trong nghề nuôi, góp phần xây dựng được nghề nuôi thủy sản nước ngọt ổn định và bền vững.

Đăng ngày 10/11/2022
NTN @ntn

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:17 25/06/2024

Nuôi rươi cùng với trồng lúa: Hiệu quả kép

Rươi, một loại đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng bởi hương vị độc đáo mà còn bởi giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Nuôi rươi kết hợp với trồng lúa là một mô hình nông nghiệp sáng tạo, đem lại hiệu quả kép cho người nông dân.

Rươi
• 09:49 24/06/2024

Tạo môi trường đáy tốt cho tôm vào mùa mưa

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, mùa mưa luôn mang đến nhiều thách thức. Môi trường nước và đáy ao biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Vì vậy, việc tạo môi trường đáy ao tốt cho tôm vào mùa mưa là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này Tép Bạc sẽ giúp người nuôi hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp cụ thể để duy trì đáy ao tốt cho tôm trong mùa mưa.

Thăm nhá tôm
• 08:00 24/06/2024

Dùng muối tắm cho cá tầm mang lại lợi ích gì?

Việc tắm muối cho cá tầm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cá, giúp chúng loại bỏ ký sinh trùng, giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch. 

Cá tầm
• 10:05 20/06/2024

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 14:50 01/07/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 14:50 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 14:50 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:50 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 14:50 01/07/2024
Some text some message..