Khởi nghiệp với 4.000 con cá chình

Vượt qua nhiều khó khăn khởi nghiệp ban đầu, kỹ sư Nguyễn Văn Thanh (Quảng Bình) đang có khoảng 4.000 con cá chình. Chỉ khoảng 5 tháng nữa, số cá chình này sẽ được bán và thu lãi gần một tỷ đồng.

Cá chình.
Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi cá chình.

Hướng đi "độc đáo và mới lạ"

Qua lời giới thiệu của một cán bộ trẻ xã Quảng Đông, chúng tôi đã được tiếp xúc và tham quan mô hình khởi nghiệp từ cá chình của kỹ sư Nguyễn Văn Thanh (SN 1990), trú thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). 

Cơ sở nuôi cá chình của anh Nguyễn Văn Thanh là mô hình duy nhất tại xã Quảng Đông nói riêng và huyện Quảng Trạch nói chung. 

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế, chàng trai Nguyễn Văn Thanh đã bôn ba đến nhiều nơi, làm đủ thứ nghề và luôn khao khát sẽ tìm ra hướng đi riêng trên con đường khởi nghiệp.

Khởi nghiệp từ cá chình
Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Thanh tại trang trại nuôi cá chình.

Đến năm 2017, sau một lần về huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), anh Nguyễn Văn Thanh có dịp tham quan mô hình nuôi cá chình hiệu quả của một người dân địa phương. Ý tưởng đưa cá chình về quê hương Quảng Trạch đã nảy ra trong đầu anh Nguyễn Văn Thanh.

Cũng chính từ thời điểm đó, anh Nguyễn Văn Thanh bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về các mô hình nuôi cá chình. Anh lặn lội vào tận Khánh Hòa và các tỉnh phía Nam để tìm hiểu cách nuôi, nghiên cứu các trang trại đi trước cũng như trên sách vở để đúc kết kinh nghiệm.

Khởi nghiệp từ cá chình
Năm 2017, chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thanh đã bén duyên với cá chình.

Qua một thời gian tìm hiểu và nhận thấy nuôi cá chình nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế, nguồn thức ăn của cá chình cũng rất dễ kiếm. Trong khi đó, ở quê chưa có ai nuôi nên anh Nguyễn Văn Thanh suy nghĩ và quyết định chọn đầu tư vào con cá chình.

"Với quan điểm tìm sản phẩm độc lạ, dễ tiêu thụ, ít người làm để khởi nghiệp thì mình thấy cá chình là phù hợp. Cái khó lúc đó là vốn quá ít, toàn bộ đều phải vay mượn, mà vốn đầu tư lớn, rủi ro cũng không nhỏ nên gia đình phản đối", anh Nguyễn Văn Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên với kiến thức chuyên môn có được, anh vẫn thuyết phục gia đình để đầu tư và tin tưởng bản thân sẽ thành công.

Khởi nghiệp từ cá chình
Sau thời gian tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Thanh đã quyết định chọn cá chình cho con đường khởi nghiệp.

Là người tiên phong trong việc đưa cá chình về với vùng đất huyện Quảng Trạch, mọi công đoạn phát triển mô hình đều được anh Nguyễn Văn Thanh tính toán hết sức kỹ lưỡng. Để giảm thiểu rủi ro, anh Nguyễn Văn Thanh tiến hành nuôi thử trước khi thả giống đại trà.

Mặc dù đã tìm hiểu cách nuôi, chuồng trại, môi trường sống của cá chình và ghi lại chi tiết, nhưng lúc đó còn có ít kinh nghiệm nên anh rất lo lắng.

"Thời điểm đầu mới nuôi, nhiều đêm không ngủ được, cứ xoay quanh hồ nuôi cá. Cũng may là lúc nuôi thử đều rất thuận lợi và không có bất trắc gì, từ đó mình mới vay mượn để đầu tư khởi nghiệp thực sự", anh Nguyễn Văn Thanh cho biết thêm.

Trại nuôi cá chình
Anh Nguyễn Văn Thanh đã đầu tư xây dựng trang trại quy mô để nuôi cá chình.

Chi tiền tỷ cho dự án nuôi cá chình

Qua thử nghiệm thành công, cuối năm 2018, anh Nguyễn Văn Thanh đã đầu tư hơn một tỷ đồng xây dựng mô hình. Ngày đầu bắt tay vào thực hiện, khó khăn lớn nhất là vốn liếng ít, phần lớn anh phải cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng. 

Xây dựng được ao nuôi, nhà trại và thả giống đã tốn hơn một tỷ đồng rồi, cái khó tiếp theo của anh là mỗi tháng phải chi gần 10 triệu tiền thức ăn và tiền điện bơm nước cho ao nuôi cá.

"Khi nguồn thu chưa có nhưng mỗi tháng vẫn mất một số tiền lớn khiến mình hết sức vất vả. Mình cũng cố gắng làm thêm việc này, việc khác để có nguồn kinh phí nuôi hoài bão làm giàu từ cá chình", anh Nguyễn Văn Thanh tâm sự.

Bể nuôi cá chình
Anh Nguyễn Văn Thanh hiện có 3 hồ nuôi với khoảng 4.000 con cá chình.

Lứa cá chính thức của Nguyễn Văn Thanh được thả giống vào tháng 7/2020. Hiện nay với 3 hồ, anh có khoảng 4.000 con cá chình, trọng lượng khoảng một kg/con, chỉ khoảng 5 tháng nữa, số cá chình này sẽ được xuất bán.

Với giá ở mức cao và ổn định là 550.000 đồng/kg, trong 3-5 tháng tới, anh sẽ xuất bán được khoảng gần 4 tấn cá, tương đương với số tiền gần 2 tỷ đồng. Ước tính ban đầu, anh sẽ thu lời gần một tỷ đồng sau khi đã trừ các chi phí liên quan.

Khởi nghiệp từ cá chình
Anh Nguyễn Văn Thanh cũng đã đầu tư hệ thống máy bơm nước, máy xay thức ăn, máy sục khí, thiết bị đo độ PH để phục vụ việc nuôi cá chình.

Theo anh Nguyễn Văn Thanh, cá chình dễ nuôi và ít bệnh tật. Tuy nhiên cá chình phải nuôi trong môi trường ít ánh sáng, thức ăn cũng phải là bột chuyên dụng, nước bể cá gần như ngày nào cũng phải thay mới để đảm bảo môi trường sinh sống.

Để con cá chình phát triển tốt, người nuôi phải nắm bắt được đặc tính của cá là ban ngày ngủ, chỉ ăn vào buổi đêm, khu vực nuôi phải yên tĩnh. Bên cạnh đó, cứ sau 3 tháng cần phải phân loại cá, trọng lượng cá khác nhau để có chế độ ăn phù hợp.

Chàng kỹ sư trẻ có dự định mở rộng thêm hồ nuôi, tuyển thêm lao động thường xuyên vào làm việc. Ngoài nuôi cá, anh Nguyễn Văn Thanh còn tìm hiểu và đang nuôi thử nghiệm các cá thể chồn hương lấy giống.

Cá chình
Cá chình của anh Nguyễn Văn Thanh hiện đã đạt khoảng một kg và đều đã được đặt hàng, bao tiêu sản phẩm với giá 550.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền - Chủ tịch UBND xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch - địa phương này là vùng đất cát, vô cùng khắc nghiệt, người dân chủ yếu sống dựa vào nghề biển hoặc trồng keo tràm và rất ít các mô hình chăn nuôi.

Theo ông Hiền, mô hình nuôi cá chình của anh Nguyễn Văn Thanh đang mang lại những tín hiệu tích cực trong việc thay đổi tư duy của người dân.

"Bước đầu chúng tôi nhận thấy mô hình này sẽ có hiệu quả cao nên sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ cho anh Nguyễn Văn Thanh, trong đó có việc vay vốn. Sắp tới cũng sẽ nhờ anh tư vấn, hướng dẫn thêm cho bà con nhân dân, để có thể học hỏi, phát triển các mô hình tương tự", ông Hiền nói.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 07/06/2021
Tiến Thành
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:30 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:30 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:30 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:30 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:30 05/11/2024
Some text some message..