Bình Định: Lãi ròng hơn 600 triệu đồng nhờ nuôi ốc hương

Vùng đất ven Đầm Đề Gi thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định) trước đây chủ yếu được biết đến với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên qua vài mùa thắng đậm thì con tôm không thể “trụ” được với vùng đất này. Nhiều hộ dân tìm hướng phát triển kinh tế mới từ con ốc hương, trong đó gia đình ông Trần Đức Hậu ở thôn Ngãi An là một điển hình.

Bình Định: Làm giàu từ nuôi ốc hương
Lãi ròng hơn 600 triệu đồng nhờ nuôi ốc hương

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu qua sách vở, internet ông Trần Đức Hậu ở thôn Ngãi An, xã Cát Khánh nhận thấy ốc hương là đối tượng dễ nuôi, kỹ thuật khá đơn giản, giá trị thương phẩm lớn hơn tôm thẻ chân trắng, lại ít bị dịch bệnh và ở Cát Khánh lại chưa có ai nuôi. Với quyết tâm sẵn có, ông Hậu đã vào Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) để tìm hiểu kỹ thuật nuôi ốc hương.

Ốc hương trưởng thành sống chủ yếu ở nền đáy cát, cát bùn; độ mặn thích hợp nhất là 30 - 35‰, nhiệt độ 26 – 28 độ C, độ pH thích hợp là 6 – 9%. Qua so sánh, ông Hậu nhận thấy các yếu tố môi trường nước này và biết rằng vùng đầm Đề Gi quê ông có nhiều điểm tương đồng, có thể  nuôi được loại ốc có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, ông cũng nhận thấy ốc hương chỉ phát triển nhanh vào mùa nắng và chậm phát triển vào mùa mưa nên ở đây chỉ có thể nuôi 1 vụ.

Nghĩ là làm, ngay từ đầu năm 2016 ông tiến hành cải tạo ao nuôi, rút cạn hết nước, phơi đáy ao kết hợp bón vôi sát trùng ao với liều lượng 7 - 10 kg/100 m2, kết hợp dọn dẹp sạch rong và ốc tạp, phủ lên đáy ao lớp cát biển sạch, dày khoảng 10 cm để ốc vùi mình; ngoài ra, trong ao ông còn làm đăng lưới để ngăn không cho ốc bò đi. Thời gian đầu ốc còn nhỏ, ông chỉ chắn lưới khoanh vùng diện tích nhỏ để ương nuôi, vừa dễ dàng chăm sóc, thu gom thức ăn thừa, vừa tiết kiệm lượng cát sạch làm nền đáy ao. Khi ốc đạt kích cỡ lớn hơn ông sẽ thêm cát sạch và mở rộng đăng chắn.

Với nguồn con giống từ Nha Trang, ông Hậu nuôi thử nghiệm trên 8.000m2 với 2 triệu con giống. Thức ăn cho ốc hương là tôm, cá tạp và đảm bảo độ tươi, không có mùi ôi thối, không bị dập nát, được vệ sinh sạch sẽ. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 5- 10% khối lượng ốc trong ao. Thức ăn được thả vào các sàng đặt đều khắp trong ao. Sau khi cho ăn 3- 4 giờ, ông vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá ra khỏi ao để giữ nguồn nước sạch, tránh ô nhiễm.

Sau thời gian hơn 6 tháng nuôi, ốc hương phát triển tốt, ông thu hoạch được 7,5 tấn ốc thương phẩm. Với giá bán tại thời điểm đó là 150.000 đồng/kg, ông thu về  trên 1,1 tỷ đồng, trừ chi phí gia đình ông lãi hơn 400 triệu đồng.

Nối tiếp thành công đó, năm 2017, ông Hậu tiến hành mở rộng diện tích lên 1ha và thả nuôi 3 triệu con giống ốc hương. Sau gần 6 tháng nuôi anh thu trên 19 tấn ốc hương, với giá 160.000 đồng/kg, lãi 800 triệu đồng. Tháng 3/2018 ông cải tạo 7.000m2 ao thả nuôi 2,4 triệu con giống. Sau hơn 5 tháng thu hoạch đạt 16,5 tấn ốc thương phẩm; với giá ốc hương là 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình lãi ròng hơn 600 triệu đồng.

Hồ nuôi ốc hương của gia đình ông cũng tạo công ăn việc làm cho 4 lao động có mức thu nhập ổn định từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Ông cũng tiết lộ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho người đang nuôi ốc hương gặp khó khăn hoặc những người đang có cùng sở thích về nuôi ốc hương.

Ốc hương là đối tượng nuôi mới ở xã Cát Khánh, ngư dân nơi đây đánh giá cao. Địa phương đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người nuôi và nhân rộng mô hình nhằm giúp người dân nâng cao đời sống kinh tế. Ghi nhận của chúng tôi, hiện có nhiều ao đìa đang có xu hướng chuyển từ nuôi tôm sang nuôi ốc hương nên khả năng trong năm 2019, diện tích nuôi ốc hương sẽ tăng thêm. Qua đó cho thấy nghề nuôi ốc hương đang rất được bà con chọn lựa để phát triển kinh tế gia đình.

TT Phù Cát, Bình Định
Đăng ngày 13/09/2018
Thế Hà
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:41 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:41 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:41 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:41 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:41 16/04/2024