Bình Thạnh (Đồng Tháp): Phát huy lợi thế làng bè làm du lịch

Những năm gần đây, người dân xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh phát triển mạnh nghề nuôi cá ba sa, cá tra, cá điêu hồng; đặc biệt, khí hậu ven sông Tiền mát mẻ quanh năm là điều kiện rất tốt để địa phương phát triển du lịch. Tận dụng những lợi thế này, Bình Thạnh đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương.

Làng bè Bình Thạnh
Trong định hướng sắp tới, làng bè Bình Thạnh sẽ gắn kết với các hộ nuôi cá điêu hồng mở thêm các dịch vụ câu cá, câu tôm, tham quan trải nghiệm cùng người dân

Tiềm năng du lịch sông nước và làng bè

Việc hình thành và phát triển khu du lịch làng bè Bình Thạnh là một trong những chiến lược nhằm phát huy thế mạnh làng bè của địa phương trong phát triển du lịch. Ông Bùi Thanh Phong - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Du lịch (CPDVDL) làng bè Bình Thạnh cho biết: “Là người con của vùng đất Bình Thạnh, tôi mong muốn xây dựng một sản phẩm mang dáng dấp quê hương để giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài tỉnh, chính từ ý tưởng này nên chúng tôi – những doanh nghiệp, người dân cùng liên kết thành lập Công ty CPDVDL làng bè Bình Thạnh, với nguồn vốn góp ban đầu là 1,2 tỷ đồng”.

Hiện khu du lịch làng bè Bình Thạnh mới chỉ ở giai đoạn 1, với 3 bè chuyên phục vụ ăn uống, 5 lồng bè chuyên phục vụ tham quan, khu giới thiệu đặc sản địa phương do Đoàn thanh niên tổ chức, cùng với đó là các cụm tiểu cảnh, đường dẫn với cách trang trí độc đáo... Tới đây, dự án sẽ được hoàn thành với các hạng mục cầu, đường phục vụ khách, nâng cao chất lượng phục vụ, hình thành các dịch vụ trải nghiệm như: câu cá, câu tôm, giăng lưới giải trí, đờn ca tài tử... phục vụ đông đảo hơn nữa du khách tham quan. Bởi hiện nay, mặc dù mới hình thành nhưng vào các ngày lễ, Tết khu du lịch cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Cùng với du lịch làng bè, Bình Thạnh còn được biết đến là địa phương có nhiều loại cây ăn trái đặc trưng, đặc biệt những vườn cây ăn trái này đều nằm ven sông Tiền, thuận lợi cho giao thông thủy kết hợp với du lịch sông nước. Ông Bùi Thanh Phong cho biết thêm, nhu cầu khách được trải nghiệm làng nghề kết hợp với vườn cây ăn trái là rất lớn. Tuy nhiên, du khách không thể đến với vườn cây ăn trái rồi ra về, họ cần nhiều hơn thế nữa. Do đó bên cạnh việc tổ chức cho khách tham quan qua làng bè trong suốt quá trình khám phá đất và con người Bình Thạnh, công ty sẽ có hướng gắn kết với những vườn cây ăn trái lâu năm làm dịch vụ trải nghiệm nhằm tạo thêm niềm hứng khởi, thú vị cho mỗi du khách.

Gắn du lịch với phát triển kinh tế

“Với quan điểm phát triển du lịch gắn liền với làng bè, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch, đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác, Công ty đang tận dụng lợi thế phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề, vườn cây ăn trái, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm gắn kết với các khu, điểm tham quan khác của tỉnh như: Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Khu di tích Xẻo Quít - Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng” - ông Phong nói.

Về phía địa phương, bà Nguyễn Thị Mai Chi - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh cho biết, để gắn kết với khu du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian tới, địa phương sẽ có hướng hỗ trợ nông dân khôi phục và đầu tư vườn cây ăn trái phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, sẽ củng cố Hợp tác xã (HTX) cá điêu hồng, sắp xếp các bè cá lại thành từng khu cụm riêng, tạo cảnh quan thông thoáng, giúp tàu bè du lịch có thể neo đậu dễ dàng. Song song đó, sẽ hỗ trợ HTX tổ chức sản xuất theo hướng ổn định từ khâu đầu vào đến đầu ra bằng việc tìm, lựa chọn các doanh nghiệp uy tín tham gia vào chuỗi sản xuất cá điêu hồng trên địa bàn xã.

Ông Phan Văn Hòa - Giám đốc HTX cá điêu hồng Bình Thạnh cho biết, hiện HTX đã củng cố lại còn 14 thành viên với vốn góp 600 triệu đồng. Trong định hướng tới, chúng tôi sẽ sắp xếp lại khu đậu bè của HTX. Đồng thời, xúc tiến mở bến cảng cá và bến xe tải, ký kết với các công ty cung cấp thức ăn cho xã viên và tìm đầu ra cho con cá. Song song đó, HTX sẽ kết hợp với công ty gắn kết dịch vụ du lịch mở các dịch vụ câu cá... nhằm tạo thu nhập thêm cho xã viên. Ông Đoàn Văn Thắng - hộ dân nuôi cá điêu hồng tại đây cho biết, cái khó của nghề nuôi cá điêu hồng lâu nay vẫn là vấn đề đầu ra. Nếu sắp tới đây địa phương có hướng hỗ trợ gắn kết tiêu thụ kết hợp mở các dịch vụ du lịch theo hướng hỗ trợ cho người dân thì chúng tôi cũng sẽ tính toán đến việc sản xuất kết hợp làm du lịch của gia đình theo hướng hợp lý nhất...

Báo Đồng Tháp, 19/10/2015
Đăng ngày 21/10/2015
Mỹ Nhân
Nuôi trồng

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 09:37 08/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 21:35 09/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 21:35 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 21:35 09/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 21:35 09/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 21:35 09/01/2025
Some text some message..