Bờ biển bị xâm thực mạnh vì san lấp eo biển

Ông Trương Việt, Quyền Chủ tịch UBND phường Hoà Hiệp Bắc cho biết, phường vừa báo cáo UBND quận Liên Chiểu và thành phố về việc bờ biển bị xâm thực rất nghiêm trọng, đe doạ an toàn tài sản và tính mạng của người dân do thi công dự án Xây dựng, cải tạo kho xăng dầu K83”.

Việc đổ đất san lấp eo biển xây dựng kho xăng dầu K83 là một trong những nguyên nhân khiến nước biển xâm thực sâu vào bờ biển lân cận.
Việc đổ đất san lấp eo biển xây dựng kho xăng dầu K83 là một trong những nguyên nhân khiến nước biển xâm thực sâu vào bờ biển lân cận.

Theo ông Trương Việt, dự án Xây dựng, cải tạo kho xăng dầu K83 do Tổng công ty Xăng dầu quân đội (Tổng cục Hậu cần) làm chủ đầu tư và Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (Bộ Quốc phòng) thi công. Theo thiết kế, dự án tiến hành san lấp eo biển với tổng diện tích hơn 12.000m2, bề rộng lấn biển xa nhất là cách bờ cũ gần 100m.

Việc san lấp eo biển đã làm thay đổi dòng chảy, gây nên tình trạng xâm thực sâu vào bờ biển thuộc khu vực tổ 4 và 5, phường Hoà Hiệp Bắc.

Ông Trương Việt cho hay: “Trước đây, khu vực bờ biển này khá rộng (20-25m). Thành phố đã cho trồng nhiều hàng dương liễu phòng hộ sát nhà dân để chắn sóng và giữ đất tránh xói lở. Nay nước biển đã xâm thực sâu vào các hàng dương chắn sóng, kéo dài dọc bờ biển hơn 200m”.

Giải thích về nguyên nhân làm nước biển xâm thực mạnh, người dân ở đây cho rằng, sóng biển trước khi ập vào bờ biển này đã bị mũi Gềnh (núi đá) che chắn và tiêu hao dần sức mạnh khi lan vào eo biển và cập bờ khá yếu. Nay do eo biển này bị đổ đất và xây bờ kè đến tận mũi Gềnh, sóng biển không còn eo biển để tiêu hao năng lượng nên cứ thế “thẳng tiến” vào bờ, không chỉ đe dọa nhà cửa, tính mạng người dân, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng cả tuyến đường sắt tàu hỏa Bắc-Nam và tuyến đường Quốc lộ 1A.

Ông Nguyễn Văn Mừng, một hộ dân ở tổ 4, phường Hoà Hiệp Bắc cho hay: “Bà con xung quanh đây đã chuẩn bị rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn vào mùa mưa bão đến, bởi vào mùa nắng, biển êm mà nước biển xâm thực như thế này thì mùa mưa bão khủng khiếp hơn nhiều. Từ xưa đến nay, nhờ có cái eo biển cản bớt sóng, nay eo biển bị lấp đi rồi, người dân kiến nghị quận và thành phố xem có giải pháp để bảo đảm an toàn tính mạng, nhà cửa cho người dân.”

Ông Trương Việt cũng cho hay: “Tình trạng xâm thực sẽ nghiêm trọng hơn trong mùa mưa bão, ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của hơn 60 hộ dân trong khu vực. UBND phường Hoà Hiệp Bắc đã báo cáo, đề xuất UBND quận Liên Chiểu và thành phố khảo sát, đầu tư xây dựng kè bê-tông chắn sóng nối từ dự án Xây dựng, cải tạo kho xăng dầu K83 đến khe Cầu Đen (dài khoảng 600m), nhằm xử lý tình trạng nước biển xâm thực.”

baodanang.vn
Đăng ngày 06/06/2013
HOÀNG HIỆP
Môi trường

Dịch bệnh tôm nuôi nhiều nơi do nắng nóng

Mấy ngày nay xảy ra tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, chết rải rác và có nguy cơ lây lan diện rộng do nắng nóng gay gắt, kéo dài.

Ao nuôi tôm.
• 09:26 31/05/2021

Cà Mau: Trên 19.000 tỷ đồng cho chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu

Sẽ có 55 nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu với nguồn kinh phí trên 19.000 tỷ đồng. Theo Kế hoạch, tổng nguồn kinh phí trên chủ yếu là nguồn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ và ODA, với trên 18.000 tỷ đồng.

Bờ kè đất mũi
• 08:54 20/07/2020

Nam Cực ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu

Ryan Fogt, giáo sư khí tượng học tại ĐH Ohio (Mỹ), cùng học trò của mình là Kyle Clem đã công bố phát hiện mới về châu Nam Cực trên tạp chí Nature Climate Change. Nghiên cứu cho thấy Nam Cực đã ấm lên nhanh gấp ba lần mức tăng trung bình toàn cầu trong 30 năm qua.

biến đổi khí hậu
• 11:03 09/07/2020

Đồng bằng sông Cửu Long: Sẽ tìm cơm và cá ở đâu?

“Còn mẹ ăn cơm với cá”. Nếu mẹ thiên nhiên không còn nuôi dưỡng thì người Việt sống thế nào?

Tôm lúa
• 09:13 16/03/2020

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 14:40 02/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 14:40 02/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 14:40 02/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 14:40 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 14:40 02/05/2024