Bò cạp đông lạnh sang Thái

Không chỉ là món khoái khẩu của nhiều thực khách, các loại côn trùng còn được đông lạnh để xuất khẩu.

bò cạp
Bò cạp lên đĩa - Ảnh: Thanh Đạm

Thực khách thưởng thức món ăn đặc sản bò cạp nướng muối ớt cùng các món khác như nhông cát nướng, dế chiên giòn tại một quán ăn ở Q.Bình Thạnh - Ảnh: Thanh Đạm
Thực khách thưởng thức món ăn đặc sản bò cạp nướng muối ớt cùng các món khác như nhông cát nướng, dế chiên giòn tại một quán ăn ở Q.Bình Thạnh - Ảnh: Thanh Đạm

Dù Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) khẳng định ăn côn trùng là cách để con người tăng cường dinh dưỡng và giảm ô nhiễm môi trường, nhưng các món côn trùng chưa được phổ biến tại VN. Trong khi đó, côn trùng là một loại thực phẩm phổ biến tại Thái Lan, quốc gia có nghề nuôi và chế biến, xuất khẩu côn trùng khá phát triển.

Ăn là... ghiền

Nửa năm gần đây, Phong trở thành thực khách quen thuộc của một quán dế sữa tại Bình Thạnh (TP.HCM). Chọn cho mình một góc nhỏ, Phong ngồi nhâm nhi đĩa dế và nhẩn nha đọc sách. Tự nhận mình bị ghiền côn trùng khi một tuần không ngồi thưởng thức những con dế giòn giòn, vừa ngọt vừa bùi thì cảm thấy bứt rứt trong người! “Lần đầu tiên đến đây ăn món dế sữa, cảm xúc thật khó tả. Dế được nướng vừa chín tới, béo ngậy khiến tôi nhớ những ngày thơ bé cùng lũ bạn mặc quần tà lỏn đào dế, bắt cào cào nhóm lửa nướng ăn” - Phong chia sẻ.

Khác với Phong, nhóm bạn của Liên lớn lên tại TP.HCM tìm đến các món ăn côn trùng để trải nghiệm cùng hương vị mới. Hơn chục chiếc xe tay ga sang trọng được dựng trước quán ăn côn trùng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhóm bạn của Liên chúm đầu vào các đĩa côn trùng, cười nói rôm rả. Nhóm bạn trẻ 9X cho biết mỗi lần đi ăn họ lại kết nạp thêm vài thành viên mới để huấn luyện, vượt qua... thử thách khi ăn côn trùng. “Uống cà phê, xem phim hay la cà trà chanh chém gió mãi cũng nhàm. Tụi em kéo qua thưởng thức côn trùng như tìm kiếm không gian mới” - Liên cho hay.

Không chỉ các bạn trẻ tìm cảm giác lạ, nhiều dân nhậu hiện cũng quay sang kiếm những món độc, lạ, hiếm... để tăng phần hoành tráng. Bên cạnh những món côn trùng khá quen thuộc, các dân nhậu này còn thích những món độc hơn như đuông chà là, rết và cả nhện hùm từ Campuchia.

Anh Thái Dương, chủ quán Vân Cua (Gò Vấp), cho biết trước đây chỉ chuyên các món ăn chế biến từ cua, nhưng do thực khách yêu cầu các món côn trùng nên quán vừa đưa dế và bò cạp vào thực đơn. “Món dế được khách hàng khá ưa chuộng, mỗi tối tôi bán được 20 phần dế chiên nước mắm và tẩm bột chiên giòn. Riêng bò cạp thì bán chậm vì vỏ cứng, khó ăn. Loại này người ta thường chỉ thưởng thức một lần cho biết, trong khi dế thì ăn đi ăn lại hoài cũng được” - anh Dương nói.

Chị Trúc Anh, chủ cửa hàng côn trùng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, cho biết cửa hàng bán trên 30 món ăn côn trùng các loại. Ngoài ra còn bán kèm một số món ăn khác dành riêng cho khách chưa quen hoặc đang... tập ăn côn trùng. Theo chị Trúc Anh, lúc đầu quán chuyên bán các món ăn từ dế, lâu dần tìm tòi thêm cách chế biến các món mới từ ve sầu, bò cạp, rết để thỏa chí mày mò cũng như đáp ứng yêu cầu đa dạng món ăn mới của khách hàng.

“Khách hàng khi đã ăn côn trùng rất dễ ghiền. Họ nảy sinh tâm lý tìm kiếm món mới và yêu cầu mình tìm nguồn hàng về chế biến” - chị Trúc Anh nói. Trung bình mỗi tuần cửa hàng tiêu thụ đều đặn hơn 20kg dế, bò cạp. Nguồn cung hai loại côn trùng này khá ổn định từ các trang trại nuôi tại Củ Chi (TP.HCM), Đồng Nai nên giá cũng khá mềm khoảng 60.000 đồng/đĩa. Riêng các loại côn trùng hiếm, khó kiếm như mối chúa, rết, đuông (sâu dừa) bán theo con với giá 30.000-80.000 đồng/con.

Xuất khẩu côn trùng

Không chỉ phục vụ các quán ăn khu vực TP.HCM và các tỉnh thành lân cận, nhiều trại nuôi côn trùng và công ty còn chuyển hàng ra các tỉnh phía Bắc, thậm chí xuất khẩu côn trùng. Ngược lại, có một số loại côn trùng ở VN khó kiếm như nhện hùm phải mua từ các thương lái tận Campuchia.

Anh Lê Thanh Tùng, chủ trang trại dế Thanh Tùng (H.Củ Chi, TP.HCM), cho biết dế là loài côn trùng khá gần gũi, rất bổ dưỡng với tỉ lệ đạm cao và hoàn toàn không độc hại. Hiện mỗi tháng trang trại của anh cung cấp khoảng 300kg dế cùng hơn 50kg bò cạp cho các nhà hàng, quán ăn trong cả nước. Trong đó, nhiều đơn hàng gửi qua đường hàng không để phục vụ nhu cầu các tỉnh phía Bắc.

Anh Bùi Ngọc Chương, giám đốc Công ty Bug (Phú Nhuận), nói nuôi các loại côn trùng không khó và ít tốn kém trong khi lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, cái khó của các công ty chuyên về mặt hàng này là phong trào ăn loại thực phẩm này ở VN còn quá nhỏ và thất thường. “Thái Lan có cả một ngành nuôi, ẩm thực và chế biến các món ăn, sản phẩm từ côn trùng, trong khi VN vẫn ở giai đoạn sơ khai” - anh Chương cho biết.

Để chứng minh, anh Chương mở máy tính đưa ra một trang web chuyên về các sản phẩm từ côn trùng của Thái Lan. “Đây là website của khách hàng bên tôi. Họ đã chế biến các loại côn trùng đóng gói bao bì rất đẹp từ hàng trăm loại côn trùng khác nhau để xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ... Không chỉ côn trùng chiên giòn, đông lạnh... họ còn chế biến cả những món ăn hợp thị hiếu của người châu Âu như chocolate côn trùng...” - anh nói.

Theo một số đơn vị kinh doanh côn trùng tại TP.HCM và Đồng Nai, khách hàng Thái đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại côn trùng từ VN. “Hiện bên tôi đã xuất khẩu được một số hàng thử nghiệm là dế và bò cạp đông lạnh sang Thái Lan. Tuy nhiên, để xuất khẩu số lượng lớn cần thêm thời gian” - anh Chương cho biết.

Đồng quan điểm này, anh Hiệp, đại diện Công ty TNHH Thế giới côn trùng (Đồng Nai), cho hay khách hàng Thái Lan đã liên hệ để mua bò cạp, rết, nhện hùm..., tuy nhiên do thủ tục xuất khẩu khó khăn nên công ty chưa bán được. “Nguồn hàng thì mình có nhưng kẹt nỗi những loài này chưa có trong danh mục kiểm soát của kiểm lâm nên họ không cấp giấy chứng nhận để mình đưa cho hải quan” - anh Hiệp nói.

Trong quá trình đợi các thủ tục được thông qua, anh Hiệp, anh Chương và những người kinh doanh côn trùng vẫn đang miệt mài mở rộng mạng lưới nuôi và kinh doanh côn trùng tại nội địa. “Chúng tôi chuẩn bị đưa món dế chiên sẵn đông lạnh vào các siêu thị và quán bán lẻ. Người tiêu dùng chỉ cần rã đông và chiên qua là thưởng thức được ngay” - anh Hiệp cho biết.

Cẩn thận khi ăn côn trùng

Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, côn trùng có thể là một giải pháp đối với vấn đề sức khỏe và lương thực của thế giới. Liên Hiệp Quốc kêu gọi nhân loại ăn côn trùng như một cách chống đói. Các nhà tư vấn của Liên Hiệp Quốc cho rằng chỉ cần ăn một lượng từ côn trùng thấp hơn khoảng 10 lần so với các loại thịt, cá nhưng hàm lượng đạm và khoáng chất tương đương nhau.

Tuy nhiên, thời gian qua tại VN xuất hiện một số vụ ngộ độc được cho là do ăn côn trùng. Anh Lương (chủ quán ăn tại quận 11) cho biết gần một tháng nay anh phải ngưng bán món nhộng ve vì thông tin có người bị ngộ độc do ăn ve sầu. “Cách tốt nhất là người tiêu dùng nên mua các loại côn trùng được nuôi như dế, bò cạp thay vì các loài bắt ngoài tự nhiên. Hơn nữa, phải chế biến kỹ trước khi ăn” - anh Lương chia sẻ.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 12/08/2013
TRẦN MẠNH - LÊ SƠN
Ẩm thực

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 08:04 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 08:04 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 08:04 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 08:04 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 08:04 20/04/2024