Cá trôi Mrigal hay là cá trôi trắng (Cirrhinus mrigala) là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép. Cá trôi là loài có giá trị kinh tê cao, với chất lượng thịt thơm ngon, giàu protein, lipid và các vitamin A, B1, B2, khoáng và Ca, Fe và nhiều dưỡng chất cho sức khỏe. Do đó, cá trôi ngày càng được ưa chuộng và là sản phẩm giá trị cung ứng cho trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi thâm canh đã và đang được phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, tính bền vững của mô hình nuôi thâm canh là vấn đề cần xem xét. Tình hình biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình hình dịch bệnh gây khó khăn trong quá trình nuôi. Do đó, bổ sung những sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính kích thích miễn dịch là cần thiết.
Axit Alginic, một chiết xuất từ tảo biển đã cho thấy tiềm năng tuyệt vời trong việc bổ sung vào chế độ ăn uống của động vật thủy sản giúp kích thích tăng trưởng, sinh hóa và tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó axit alginic có đặc trưng như một chất kết dính thức ăn giúp, hạn chế hao hụt trong quá trình nuôi.
Một số nghiên cứu bổ sung axit alginic vào khẩu phần ăn của động vật thủy sản
Ahmadifiar và cộng sự. (2009) cũng báo cáo răng tốc độ tăng trưởng của cá tầm được cải thiện khi bổ sung vào thức ăn 0,4% axit alginic. Trong trường hợp giáp xác, kết hợp axit alginic vào chế độ ăn ở nồng độ 0,5% giúp tăng cường sự phát triển của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vennamei) trong thời gian thử nghiệm 15 ngày (Montero-Rocha, McIntosh, Sanchez-Merino, & Sakai, 1999). Ngoài ra, Peddie, Davidson, Eccerall, & Wardle (2005) chứng minh rằng chế độ ăn bổ sung alginic axit kích thích tăng trưởng và tăng cường tỉ lệ sống cá hồi (Onchorhynchus tschawytscha). Bổ sung axit alginic sẻ kích thích sự ngon miệng và tăng khả năng lượng thức ăn ăn vào, đồng thời tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ đó kích thích tăng trưởng ở động vật thủy sản.
Do đó, nghiên cứu bổ sung axit alginic vào khẩu phần ăn cá trôi trắng được tiến hành. Tuy nhiên, quá liều axit alginic sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà có thể có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như báo cáo của Liu et al. (2004) hoặc ảnh hưởng đến sự ngon miệng của thức ăn dẫn đến ức chế miễn dịch và tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Phương pháp thí nghiệm
Hệ thống nuôi thử nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức có (Dung tích 150 L) chứa 12 con cá mỗi bể. Năm thí nghiệm được cho ăn với mức protein là 35% và lipid là 7%.
Axit alginic được cung cấp từ Ấn Độ bổ sung vào thức ăn trong vòng 60 ngày.
- Nghiệm thức 1: T1 (Thức ăn cơ bản + 0,2% axit alginic),
- Nghiệm thức 2: T2 (Thức ăn cơ bản + 0,4% axit alginic)
- Nghiệm thức 3: T3 (Thức ăn cơ bản + 0,6% axit alginic)
- Nghiệm thức 4: T4 (Thức ăn cơ bản + 0,8% axit alginic)
- Nghiệm thức đối chứng: (Thức ăn cơ bản + 0% axit alginic)
Bột cá và đậu tương, được sử dụng làm nguồn protein, dầu hướng dương được sử dụng làm nguồn lipid , ngô, bột gạo và bột mì đã được sử dụng như nguồn carbohydrate. Tất cả các thành phần trộn kỹ với nước để tạo thành bột nhào. Sau đó bột được hấp chín trong 10 phút. Hỗn hợp vitamin-khoáng chất và axit alginic được trộn sau khi làm nguội. Cuối cùng, bột được ép để có được viên kích thước đồng đều và phơi nắng trong 4 h, thức ăn sau đó được sấy (50-60 ° C) qua đêm để sấy khô hoàn toàn và đóng gói và được bảo quản ở 4°C trong suốt thời gian thử nghiệm.
Kết quả
Qua 60 ngày sử dụng thức ăn bổ sung Axit alginic, nghiệm thức bổ sung 0,4 % axit alginic (T2) có trọng lượng, tốc độ tăng trưởng (SGR) đạt giá trị cao nhất và hệ số tiêu tốn thức ăn đạt giá trị thấp nhất.
Tổng số bạch cầu và số lượng hồng cầu, hemoglobin tăng cao nhất trong nhóm T2 và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Đồng thời nồng độ prôtein huyết thanh tăng cao nhất và trái ngược với tỷ lệ Albumin/globulin đạt giá trị thấp nhất trong nhóm T2.
Hoạt động của catalase và super oxide effutase (SOD) cao nhất đã được biểu hiện trong T2. Trong khi đó hoạt động Lactate dehydrogenase (LDH) và malate dehydrogenase (MDH) xem là thấp nhất.
Kết luận, nghiên cứu hiện tại đã ghi nhận rằng cá trôi trắng C. mrigala cho ăn chế độ ăn có chứa 0,4% axit alginic dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong hiệu suất tăng trưởng cũng như cường khả năng miễn dịch. Tương tự, hoạt động của các enzyme chống oxy hóa (SOD và catalase) đã tăng ở mức 0,4% hợp nhất axit alginic. Tuy nhiên, chế độ ăn C. mrigala cho ăn có chứa hàm lượng axit alginic (0,6% và 0,8%) sẻ dừng tăng trưởng và các thông số miễn dịch không có sự khác biệt. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy nên ứng dụng bổ sung axit alginic vào thức ăn đông vật thủy sản để sản xuất thương mại.