Bộ Tài chính chủ động trình Chính phủ sửa đổi thuế suất nhập trứng Artemia về 0%

Hôm nay (9/9), Bộ Tài chính đã chính thức khẳng định việc Chính phủ ban hành Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, trong đó có giảm mức thuế suất nhập khẩu của mặt hàng trứng Artermia từ 3% xuống 0% là trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính tại văn bản 11964/BTC-CST ngày 26/8/2016.

artemia

Cụ thể, theo quy định của Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, kể từ ngày 01/9/2016 trở đi, thẩm quyền ban hành các Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thuộc Chính phủ.

Triển khai thực hiện Luật thuế này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét ban hành 12 Nghị định về các Biểu thuế nói trên trong đó có Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa, mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL, Nghị định 122/2016/NĐ-CP đã bãi bỏ các Thông tư về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mà Bộ Tài chính đã ban hành trước ngày 01/9/2016 trong đó có Thông tư 98/2016/TT-BTC.

Về nội dung quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã đề xuất với Chính phủ xem xét sửa đổi thuế suất của một số mặt hàng trên cơ sở kiến nghị của các Bộ ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp đã gửi đến Bộ Tài chính trong 8 tháng đầu năm 2016 trong đó có kiến nghị sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng trứng Artemia.

Sau khi tổng hợp ý kiến các Bộ ngành, Hiệp hội trong đó có Bộ NNPTNT, Hiệp hội VASEP, để giúp giảm chi phí đầu vào cho ngành tôm Việt Nam, tại văn bản 11964/BTC-CST ngày 26/8/2016, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét giảm thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia từ 3% về 0%.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Chính phủ đã đồng ý giảm mức thuế suất nhập khẩu của mặt hàng trứng Artermia từ 3% xuống 0% tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP.

Pháp Luật VN, 09/09/2016
Đăng ngày 10/09/2016
Thanh Thanh
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 15:09 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 15:09 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 15:09 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 15:09 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:09 18/02/2025
Some text some message..