Bộ TN&MT đánh giá dự án thủy điện Đồng Nai 6 & 6A: Vi phạm Luật Đa dạng sinh học

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A. Trong đó kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét, rà soát lại quy hoạch dự án thủy điện Đồng Nai 6 & 6A nói riêng và quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai nói chung.

sông Đồng Nai
Đoạn sông Đồng Nai đi qua vùng lõi VQG Cát Tiên, nơi định đặt hai nhà máy thủy điện ĐN 6&6A. Ảnh: VRN

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới nhất này, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) cho rằng, dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A (gọi tắt dự án 6&6A) có một phần diện tích nằm trong phân khu bảo vệ chặt chẽ của VQG Cát Tiên. Vì thế, việc xây dựng 6&6A sẽ vi phạm quy định tại khoản 2 điều 7 Luật Đa dạng Sinh học “nghiêm cấm hành vi xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng”.

Hàng loạt các vấn đề gây ảnh hưởng đến môi trường cũng được đề cập. Theo Bộ TN&MT, dự án 6&6A cách khu ngập nước Ramsar Bàu Sấu 55km theo đường sông. ĐTM của 6&6A chưa đánh giá được đầy đủ sự tổn thất về đa dạng sinh học trong vùng ngập và khu vực xây dựng công trình đầu mối. Một số biện pháp giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học của báo cáo tác động môi trường còn thiếu tính khả thi, không đề ra biện pháp bảo vệ, bảo tồn loài cá Chình hoa quý hiếm.

Dự án 6& 6A sẽ làm mất vĩnh viễn 327,23ha đất rừng trong đó có 128,37ha đất ở khu vực Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên. Trong ĐTM có cam kết trồng rừng bồi hoàn diện tích rừng bị tổn thất do thực hiện các dự án, nhưng lại chưa nêu được vị trí cụ thể và phương án trồng rừng thay thế. Với dòng chảy khu vực hạ du, ĐTM của dự án 6&6A chưa phân tích được vai trò của dòng chảy có đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, phát triển kinh tế xã hội phía hạ du. Phương án vận hành hồ chứa phù hợp với chế độ vận hành liên hồ chứa khu vực sông Đồng Nai cũng chưa được làm rõ.

Lo ngại vi phạm Luật Di sản Văn hóa

Dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A có vi phạm Luật Di sản Văn hóa hay không? Theo Bộ TN&MT, hiện chưa có văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa-thông tin. Bộ cũng dẫn giải, theo Khoản 1 Điều 36 Luật Di sản Văn hoá quy định “Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường, sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa-thông tin”.

Trong khi đó, tháng 6 qua, Vườn Quốc gia Cát Tiên bị đơn vị thẩm định của UNESCO từ chối đề cử công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với lý do không đáp ứng các yêu cầu liên quan đến quản lý, bảo vệ, đảm bảo tính toàn vẹn. Hai dự án thủy điện dự kiến xây dựng trên sông Đồng Nai được liệt vào nhóm các mối đe dọa tiềm tàng đến VQG Cát Tiên.

Bộ TN&MT cũng cho rằng việc xây dựng 6&6A sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các hành vi xâm hại Vườn Quốc gia Cát Tiên, tác động đến sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá vùng hạ du, đặc biệt là các dân tộc ít người như: Châu Ro, Châu Mạ, STiêng , M’Nông… Hơn nữa, nếu triển khai hai dự án trên sẽ gây bất lợi đến quá trình xem xét công nhận di sản thiên nhiên thế giới đối với Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Trên cơ sở đó Bộ TN&MT nhận định việc xây dựng 6&6A sẽ gây ra những tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, đặc biệt là VQG Cát Tiên. Việc quyết định phê duyệt đầu tư cần được xem xét trên cơ sở hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên. Vì thế, Bộ kiến nghị phải xem xét, rà soát lại quy hoạch với dự án thủy điện Đồng Nai 6 & 6A nói riêng và quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai nói chung.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 12/09/2013
NGUYỄN HOÀI
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:58 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 14:58 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 14:58 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 14:58 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 14:58 17/02/2025
Some text some message..