Bỏ tôm chuyển sang nuôi cá bà con thu lãi lớn

Những năm trước đây, việc nuôi tôm kém hiệu quả, nhiều hồ nuôi tôm phải để trống. Để thích nghi với tình hình và đa dạng hóa nguồn nuôi, nhiều bà con đã chuyển sang mô hình nuôi cá và điều này đã mang lại hiệu quả cực lớn, đem lại hàng trăm đến hàng tỷ đồng lợi nhuận cho bà con.

Cá chim vây vàng
Mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng thay thế cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã được mở rộng

Hà Tĩnh triển khai mô hình nuôi cá chim vây vàng

Tại Hà Tĩnh, mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng thay thế cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã được mở rộng. Anh Trần Quốc Đức tại xã Thạch Lạc quyết định bỏ nuôi tôm và nuôi thử nghiệm cá chim vây vàng với diện tích 2000m2. Anh cho biết mô hình nuôi cá chim vây vàng mang lại tỷ lệ sống cao, ít dịch bệnh, thu nhập khá.

So với các loại cá nước lợ khác như Hồng mỹ, chẽm, mú,... thì cá chim vây vàng có nhiều ưu điểm hơn. Nhiều loại cá khác phải đạt trọng lượng 1kg mới có thịt ngon, cá chim vây vàng chỉ cần nặng trên 300g là có thể bán được với chất lượng tốt nhất.

Đến năm 2023, anh Đức đã quyết tâm thuê diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang để chuyển sang mô hình nuôi cá chim vây vàng với quy mô lên đến 6 ha và 3 vạn cá giống. Qua gần 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt trên 85%, trọng lượng đạt 0.4 - 0.5kg/1 con giúp anh Đức thu lãi 400 - 500 triệu đồng/1 ha.

Cho cá ănAnh Đức chăm sóc cá chim vây vàng. Nguồn: Thuỷ Sản Việt Nam

Mô hình nuôi cá kình tại Quảng Trị

Bên cạnh đó tại Quảng Trị, nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và chuyển đổi từ việc nuôi tôm sang đối tượng nuôi mới phù hợp, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá kình trong ao tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Đây là mô hình nuôi cá kình đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Phan Văn Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị, mô hình không chỉ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân mà còn giúp thay đổi và đa dạng hóa các đối tượng nuôi, mang lại hình thức nuôi bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

Mô hình được triển khai trên diện tích 3.000m2, với mật độ thả 50 con/m2. Anh Vinh thực hiện thử nghiệm nuôi cá kình đã nhận được sự hướng dẫn từ cán bộ khuyến nông và nhận thấy rằng kỹ thuật nuôi cá kình không quá khó so với nuôi tôm.

Quá trình nuôi yêu cầu thay nước thường xuyên, sử dụng quạt oxy đầy đủ và đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ. Sau khi ước tính, anh Vinh dự kiến sẽ thu lãi về hơn 100 triệu đồng chỉ trong 2.5 tháng.

Sau triển khai, cả người dân và chính quyền địa phương đánh giá cao về mô hình nuôi cá kình. Cá kình có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với khí hậu và thời tiết tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, mang lại giá trị kinh tế cao. 

Do đó, cần nhân rộng và phát triển mô hình nuôi cá một cách bền vững. Mô hình nuôi cá kình thử nghiệm trong ao cũng đã giúp hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cá kình, giúp chính quyền chuyển giao kỹ thuật nuôi cá kình trong ao ổn định hơn cho bà con trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Ông Phan Văn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị, cho biết rằng hiện nay, do thời tiết và khí hậu ngày càng thay đổi cực đoan, nuôi tôm gặp nhiều rủi ro. Do đó, bà con đã chuyển sang nuôi đối tượng mới như cá kình, điều này phù hợp với định hướng của ngành thủy sản tỉnh nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi.

Cá kìnhCá kình dễ nuôi, tiêu thụ tốt, là đối tượng nuôi phù hợp cho các vùng ao đầm bỏ hoang mùa nắng nóng. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

Triển khai mô hình nuôi cá theo hướng an toàn và bền vững sẽ tận dụng được diện tích mặt nước ao hồ nuôi tôm bỏ hoang, tạo điều kiện để bổ sung đối tượng nuôi mới và thực hiện luân canh, xen canh với các đối tượng nuôi khác như cua. Điều này giúp hạn chế suy thoái môi trường và nguy cơ dịch bệnh, giúp tăng cường sự đa dạng hóa trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 31/08/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 16:30 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:30 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 16:30 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:30 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 16:30 05/11/2024
Some text some message..