Bỏ túi 100-150 triệu đồng/bè nhờ nuôi loài cá heo nước ngọt

Mấy năm trước, nông dân ở xã Hòa Lạc (Phú Tân) phất lên nhờ mô hình nuôi cá nàng hai (thác lác cườm) thương phẩm. Xu hướng nuôi ngày càng nhiều khiến giá cả đầu ra bấp bênh, ông Hồ Văn Nhiều (ngụ ấp Hòa Bình 3) quyết định đổi hướng sang nuôi cá heo đuôi đỏ. Loài cá được ông Nhiều đánh giá mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong số cá nuôi nước ngọt đang tạo sức hút mới với những bạn nghề.

Bỏ túi 100-150 triệu đồng/bè nhờ nuôi loài cá heo nước ngọt
Cá heo đuôi đỏ tại bè nuôi của nông dân Hồ Văn Nhiều

Ông Nhiều cho biết, ngày trước nuôi cá nàng hai rất hiệu quả, song có thời điểm giá xuống thấp bất ngờ. Theo dõi qua mạng xã hội và trao đổi với người dân trong nghề ở huyện đầu nguồn An Phú, thấy nuôi cá heo đuôi đỏ hiệu quả kinh tế cao hơn nên ông Nhiều chuyển đổi để thử sức. “Nhà có 3 anh em, từ năm 2017 đến nay thả nuôi tổng cộng 9 lồng bè. Sau 2 năm nuôi cho thấy, mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định. Cá heo thương phẩm có giá 280.000-300.000 đồng/kg, cứ 2-3 ngày có bạn hàng đến nhà đặt mua từ vài chục đến 100kg, thu hoạch liên tục trong 2 tháng mới hết bè” - ông Nhiều thông tin. Ông Nhiều nhận định, so với các loại cá nước ngọt, cá heo đuôi đỏ đang cho hiệu quả kinh tế cao. Chúng là loài cá tự nhiên, được xem là đặc sản chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi, chế biến thành nhiều món ngon, trong khi số hộ nuôi hiện nay không nhiều, nên đầu ra được khách hàng chủ động tìm kiếm. Vì vậy, thấy hiệu quả từ những người nuôi tiên phong ở xã Hòa Lạc, dân nuôi cá khác đang muốn học hỏi để chuyển đổi.

nuôi cá heo, nuôi cá heo nước ngọt, nuôi cá heo lồng bè, nuôi cá, nuôi cá lồng, nông dân làm giàu

Cá heo nước ngọt thương phẩm có giá 280.000-300.000 đồng/kg.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi các loại cá, nhưng ông Nhiều vẫn thừa nhận nuôi cá heo không hề dễ, phải chấp nhận tỷ lệ hao hụt cao, bù lại nhờ giá bán lý tưởng nên người nuôi vẫn có đồng lời hấp dẫn. Cá heo có mình bóng, đuôi màu đỏ cam, đầu có 2 ngạnh, thức ăn của chúng là cá tạp xay nhuyễn trộn cám hoặc thức ăn công nghiệp. Về mật độ thả nuôi, ông có 2 loại bè, bè lớn (4 x 6m) thả nuôi 1 tấn, thu hoạch được 2 tấn; bè nhỏ (3 x 5m) thả 300-500kg giống, thu hoạch trên 1 tấn cá thương phẩm. Cá giống được ông Nhiều chọn mua chủ yếu ngoài tự nhiên do dân đặt đú ở An Phú cung cấp. Trong lồng bè đặt nhiều ống tre hoặc ống nhựa kết lại để cá trú ẩn, mỗi ngày cho ăn 2 lần. Cá heo thường bị bệnh nấm ký sinh, tỷ lệ hao hụt cao (5-5 hoặc 6-4). Theo ông Nhiều, quan trọng là chọn con giống mạnh khỏe, nhận biết sức khỏe của cá để định kỳ tạt thuốc diệt ký sinh trùng. Đến vụ thu hoạch, dù bị hao hụt tỷ lệ cao nhất người nuôi vẫn có thể bỏ túi từ 100-150 triệu đồng/bè. Cá heo sinh trưởng từ 5 - 7 tháng là đủ chuẩn bán ra nên 1 năm ông có thể nuôi đến 2 vụ, đảm bảo nguồn vốn tái đàn và thu nhập cho gia đình.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lạc Hồ Ngọc Lợi cho biết, theo chủ trương của địa phương, ngoài làm lúa, Hội Nông dân còn vận động bà con làm thêm nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi để tăng thu nhập. Hộ dân nào có đất thì đào hầm nuôi cá, đem lại thu nhập hàng đầu là các mô hình nuôi cá tra, cá nàng hai, các loại cá giống, cá heo đuôi đỏ. Đặc biệt, xã Hòa Lạc có lợi thế nằm cặp sông Hậu dài 8km, hiện có nhiều hộ nuôi cá heo đuôi đỏ bằng lồng bè. Qua 2 năm, mô hình này đem lại hiệu quả cao, phát triển từ vài bè thử nghiệm ban đầu nay có hơn chục bè chuyên nuôi cá heo đuôi đỏ thương phẩm, mỗi bè bình quân thả nuôi 1 tấn. Đối với những hộ nuôi thành công, địa phương khuyến khích mở rộng và sẵn sàng hỗ trợ về vốn. Còn những hộ đang muốn học theo, Hội Nông dân sẽ khảo sát nhu cầu, điều kiện và giúp đỡ bà con tiếp cận các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân. Đồng thời, địa phương sẽ phối hợp ngành chức năng mở lớp đào tạo kỹ thuật nuôi cá heo đuôi đỏ cho nông dân để vận dụng kiến thức nuôi hiệu quả hơn.

Báo An Giang
Đăng ngày 21/03/2019
Mỹ Hạnh
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:24 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:24 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:24 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:24 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 10:24 15/01/2025
Some text some message..