Bồi lấp và sạt lở cửa biển Cửa Đại - Quảng Nam: Nguy cơ biến dạng cả một vùng kinh tế - văn hóa

Sau cơn lũ lớn vừa qua, khu vực cửa biển Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP.Hội An, Quảng Nam) biến dạng nghiêm trọng do tình trạng bồi lấp và sạt lở.

biển cửa Đại
Một khu du lịch ở bờ biển Cửa Đại đang xây dang dở bị bỏ hoang do sạt lở. Ảnh: T.T.Thư

Cửa biển Cửa Đại là nơi các dòng sông Thu Bồn, Trường Giang đổ ra biển lớn, cũng là ngả để ra biển của hàng chục ngàn ngư dân các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Hội An….với hàng ngàn tàu thuyền khai thác hải sản. Cửa Đại rộng hơn 1.000m tính từ phường Cửa Đại (Hội An) qua xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên), nhưng hiện đã bị cát bồi lấp đến 600m. Đồng thời, cửa biển hướng bắc ra Cù lao Chàm cũng bị bồi lấp dài hơn 2.000m. Trong khi đó, bờ biển Cửa Đại dài mấy cây số lại đang bị sạt lở nặng nề, khiến các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng đang xây dựng và hoạt động tại đây bị uy hiếp, một số dự án xây dựng dang dở phải bỏ hoang.

Ngư dân Lê Dũng (trú phường Cửa Đại) buồn rầu ngồi gỡ lưới trên bãi cạn, kể: “Cả tuần nay tàu tôi không qua cửa ra biển được, nên đành thả lưới kiếm mấy con tôm cá sống qua ngày. Tình trạng bồi lấp đã làm mực nước tại đây chỉ còn sâu khoảng 1,8m khi nước triều lên, còn khi nước xuống thì thảm hơn, chỉ còn 1,2m. Tàu thuyền công suất từ 30 CV trở lên còn không ra vào chi được, huống hồ là tàu xa bờ công suất lớn. Đây đang là mùa đánh bắt chính trong năm, nếu kéo dài, chắc ngư dân đói hàng loạt”.

Hàng ngàn tàu thuyền với hàng chục ngàn ngư dân các huyện Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình đều chung cảnh ngộ nằm bờ. Bởi Cửa Đại là ngả duy nhất để ra biển. Trạm kiểm soát biên phòng Cửa Đại đã cấp phép cho hơn 80 tàu thuyền (với 700 ngư dân) ra khơi đánh bắt, nhưng cả tuần qua vẫn không tàu nào vượt ra được khỏi cửa biển. Không chỉ vậy, gần 3.000 người dân trên đảo Cù lao Chàm cũng ruột nóng như lửa vì không thể lưu thông với đất liền do “mắc cạn” tại doi cát bồi lấp dài đến hơn 2km ở phía bắc Cửa Đại.

Không chỉ tại thiên tai

Các ngư dân Đỗ Hòa, Nguyễn Hùng (phường Cửa Đại) ngày ngày lội ra bãi cạn ngóng nước lên và thăm dò luồng lạch vì nóng lòng chờ đợi một “phép màu” để mở cửa biển cho tàu ra khơi. Họ chỉ con lạch nhỏ chạy song song với cửa biển, kể: “Trước đây, từ bãi cạn này có thể đi thẳng đến cửa biển, sau cơn lũ vừa rồi mới mở con lạch mới. Nước lũ đổ ra cửa biển mang theo khối lượng lớn đất cát từ thượng nguồn, cộng thêm đất cát từ bờ biển dài mấy cây số ở đây đang sạt lở nghiêm trọng. Khi đến Cửa Đại, lượng đất cát này bị sóng biển đánh ngược trở lại khiến chúng không thể tiếp tục trôi ra biển được nữa nên bồi lấp Cửa Đại. Nước lũ không thể đổ hết hết ra biển, nên phá thêm con lạch nhỏ này đây”.

Nhưng chỉ chừng đó thì cũng chưa đủ để khiến cửa Đại bồi lấp nặng nề đến vậy. Theo các ngư dân, nguyên do còn bởi “nhân tai”. Trước đây, chính quyền cho phép một số người đào hồ nuôi tôm sát bờ biển. Cát bị múc lên, tạo thành những hố sâu, vừa tạo điều kiện cho sóng biển đánh thành ao gây sạt lở, vừa khiến lượng đất cát bị lôi ra biển gây bồi lấp. Cửa Đại còn phải “gánh” thêm một lượng đất cát lớn nữa do các đơn vị thi công cầu và đường dẫn vào cầu Cửa Đại tập kết gần đó, bị lũ cuốn trôi, bồi lấp.

Hàng trăm ngàn mét khối cát tập trung tại khu vực bãi biển cạnh Cửa Đại đã bị sạt lở sau đợt lũ vừa qua. Bãi cát rộng hơn 5ha này hiện đã bị lở hơn 150m. Để thi công cầu Cửa Đại, đơn vị thi công đã khơi thông luồng lạch đưa sà lan vào khu vực. Thành phố thống nhất cho phép lấy cát lên đổ tập trung và cam kết đến ngày 1.10 phải vận chuyển hết ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, trong 150.000m³ cát tập trung ở đây, đến nay mới chỉ chuyển đi được 60.000m³.

Nguy cơ

Cửa Đại có tên cũ là Đại Chiêm, vốn là cửa biển quan trọng, sầm uất bậc nhất ở Đàng Trong từ thời Chămpa, luôn gắn liền và làm nên tên tuổi của một đô thị - thương cảng Hội An nổi tiếng xưa nay. Việc Cửa Đại bị bồi lấp, sạt lở không chỉ ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, mà còn làm “biến dạng” văn hóa. Ông Nguyễn Sự - Bí thư thành ủy Hội An - cho rằng: Sự bồi lấp của cửa biển này sẽ hủy hoại môi trường. Nước lũ từ thượng nguồn đổ về không thoát ra được, sẽ gây ngập lũ nhanh, nặng, lại chậm rút ra, không chỉ đối với Hội An mà còn với huyện Điện Bàn.

Lũ vừa rồi là minh chứng: trong khi lũ ở Câu Lâu phía trên xuống báo động 1, thì Hội An còn ở mức báo động 3 và tiếp tục lên. Về lâu dài, nó còn cắt đứt đường di cư của cá, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy - hải sản vì môi trường thay đổi… Cửa Đại còn là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch xưa nay, thương thuyền từ biển vào, từ thượng nguồn xuống theo sông Vu Gia - Thu Bồn, và từ phía nam ra theo sông Trường Giang. Bồi lấp cửa biển thì giao thông, giao thương sông-biển, đảo Cù lao Chàm bị đứt.

Tàu thuyền đánh bắt hải sản, hàng chục ngàn hộ dân các huyện ảnh hưởng thiệt hại khủng khiếp. Rồi cứu nạn cứu hộ khi có sự cố. Còn du lịch-ngành mũi nhọn của Hội An và cả Quảng Nam thì thiệt hại quá rõ. “Nếu không sớm khắc phục tình trạng bồi lấp, thì di sản cùng lịch sử văn hóa Hội An sẽ bị mất mát, thậm chí biến dạng. Hơn nữa, cả một nền kinh tế - văn hóa “hướng biển” của địa phương cũng không có lối ra”.

Khu vực cửa biển này thường xuyên có sóng to, gió lớn, nên việc thực hiện phương án nạo vét luồng gần như không thể triển khai. Trước mắt, ngành chức năng đề nghị triển khai bỏ phao định vị để hướng dẫn luồng, trong khi nghiên cứu phương án sử dụng tàu hút để khẩn cấp khơi thông luồng lạch cho tàu thuyền lưu thông. Cũng theo khảo sát của cơ quan chức năng, khu vực cửa biển này thường xuyên có sóng to, gió lớn, nên việc thực hiện phương án nạo vét luồng gần như không thể triển khai.

Trước mắt, ngành chức năng đề nghị triển khai bỏ phao định vị để hướng dẫn luồng, trong khi nghiên cứu phương án sử dụng tàu hút để khẩn cấp khơi thông luồng lạch cho tàu thuyền lưu thông. nhưng hiện cát đã bồi lấp từ hướng Bắc ra Cù lao Chàm dài 2km, chiều ngang của cửa biển cũng đã bị bồi lấp 600m. Khi nước cạn, từ đáy sông lên chỉ còn 1,2m nước, nếu thủy triều lên 0,9m, cộng với chân hoa tiêu 0,3m thì mực nước cũng chỉ đạt 1,8m sâu. Vì thế, tàu thuyền từ 30 sức ngựa trở lên đều khó có thể ra vào.

Ngày 21.11, Sở GTVT cùng chính quyền TP.Hội An đã khảo sát, tìm hướng khắc phục. Theo ông Trương Văn Cận - Giám đốc Sở GTVT - khu vực cửa biển này thường xuyên có sóng to, gió lớn, nên việc thực hiện phương án nạo vét luồng gần như không thể triển khai. Trước mắt, ngành chức năng đề nghị triển khai bỏ phao định vị để hướng dẫn luồng, trong khi nghiên cứu phương án sử dụng tàu hút để khẩn cấp khơi thông luồng lạch cho tàu thuyền lưu thông.

Báo lao động, 23/11/2013
Đăng ngày 24/11/2013
Trương Tâm Thư
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:12 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:12 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:12 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:12 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:12 26/11/2024
Some text some message..