Bột Đậu triều (Cajanus cajan) có thể làm nguồn thức ăn cho thủy sản

Bột hạt đậu triều thay thế bột đậu nành giúp cải thiện thành phần dinh dưỡng của cá, có thể thay thế 20% protein đậu nành bằng bột đậu triều trong chế độ ăn của cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và sử dụng chất dinh dưỡng. Đồng thời giảm chi phí và giá thành sản xuất.

Bột Đậu triều (Cajanus cajan) có thể làm nguồn thức ăn cho thủy sản
Đậu triều (Cajanus cajan) có thể làm nguồn thức ăn cho thủy sản

Đậu triều (Cajanus cajan L. Millsp) tên tiếng Anh: pigeon pea, tên khác: đậu săng, đậu cọc rào là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae), dạng bán thân gỗ, thuộc nhóm cây lâu năm (lưu niên) nhưng hầu hết được trồng hàng năm để thu quả; thân khoẻ, hoá gỗ cao tới 4m. Lá mọc xen, lá kép có 3 lá chét nhỏ. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau. Quả có từ 2 - 9 hạt nhỏ hình trứng với đường kính hạt khoảng 8mm.

Trong cây đậu triều có chứa nhiều amino acid thiết yếu cần thiết cho sức khỏe và nhiều chất nhóm polyphenol có tác dụng dược lý. Ở Ấn Độ và Java, lá non được sử dụng chữa trị các vết đau, lở loét. Cư dân khu vực Đông Nam Á dùng bột lá để tống sỏi bàng quang ra ngoài. Lá đậu triều cũng được dùng để chữa trị đau răng, thuốc sát trùng miệng, dán vết thương, chữa bệnh lị và trong sinh nở. Nước lá ướp muối được dùng để chữa bệnh vàng da. Ở Việt Nam, người dân dùng nước sắc lá đậu triều làm thuốc giảm đau nhức cho người bị zona thần kinh.

 Đậu triều, nguyên liệu thức ăn cá, thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn

Đậu triều (Cajanus cajan L. Millsp)

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng dinh dưỡng từ cây đậu triều Cajanus cajan để thay thế một phần bột đậu nành trong chế độ ăn của cá trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1822).

Thí nghiệm

Sáu thực hành chế độ ăn uống (35 g /kg protein thô, 19,1 KJ / g thức ăn) có chứa các mức thay thế của 0, 10, 20, 30, 40 và 50% bột đậu triều C. cajan thay cho protein đậu nành (bao gồm 578 g/kg) và cho ăn ba lần (n = 50 trong mỗi nhóm) cá giống C. carninius (1,41 ± 0,06 g) trong hệ thống ao (1×1× 1 m3) trong 56 ngày (nhiệt độ trung bình 25,3 ± 0,6 oC).

Clarias gariepinus, Đậu triều, nguyên liệu thức ăn cá, thức ăn thủy sản, nguyên liệu thức ăn, cá trê mỹ

Cá trê phi Clarias gariepinus . Ảnh internet

Kết quả

Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sót của cá không bị ảnh hưởng đáng kể cho đến khi thay thế 40% đậu nành.

Tuy nhiên, thay thế đậu nành trên 20%, tăng trưởng của cá không có sự khác biệt (≥7%, p ≤ 0.05). Cá cho ăn thay thế cao nhất 50% bột đậu triều C. cajan (50% đậu nành thay thế) có hiệu suất tăng trưởng thấp nhất.

Chi phí của chế độ ăn hợp chất đã được giảm đáng kể với sự thay thế bằng bột đậu triều. Chi phí sản xuất của 1 kg cá sử dụng chế độ ăn bột đậu triều C. cajan giảm đến 20% so với sử dụng chế độ ăn đối chứng.

Kết luận

Kết luận rằng bột hạt đậu triều C. cajan thay thế bột đậu nành giúp cải thiện thành phần dinh dưỡng của cá, có thể thay thế 20% protein đậu nành bằng bột đậu triều trong chế độ ăn của cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và sử dụng chất dinh dưỡng. Đồng thời giảm chi phí và giá thành sản xuất.

Báo cáo: Onlinelibrary

Đăng ngày 20/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 22:02 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 22:02 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 22:02 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 22:02 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 22:02 28/12/2024
Some text some message..