Bột lá hương thảo - Cải thiện tăng trưởng, giảm stress cho cá chép

Bột lá hương thảo hay rosemary có tác dụng cải thiện tăng trưởng và giảm stress đối với cá chép giống.

rosemary
Rosemary có tác dụng cải thiện tăng trưởng, giảm stress đối với cá chép giống

Hiện nay, cá chép (Cyprinus carpio) là một trong những đối tượng nuôi nước ngọt chủ yếu, tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng, mật độ thả dày đặc đi kèm theo đó là dịch bệnh truyền nhiễm do những yếu tố có thể như căng thẳng, chất lượng nước giảm, thiếu dinh dưỡng, thu hoạch, phân loại, vận chuyển. 

Đối mặt với tình trạng trên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng thảo dược bao gồm các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như alkaloids, hợp chất phenol và steroid đã được áp dụng thành công trong việc thúc đẩy sự thèm ăn, tăng hiệu suất tăng trưởng, khả năng chống stress, chống oxy hóa và cải thiện hệ miễn dịch. 

Rosemary (Rosmarinus offcinalis) là một loại dược thảo thuộc họ Labiatae với hoạt chất chủ yếu bao gồm 1,8-cineole, carnosol, axit carnosic, axit rosmarinic, α-pinene, camphene, giàu chất chống oxi hóa. Việc sử dụng hương thảo còn có thể cải thiện sức khỏe và khả năng miễn dịch của cá chép. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, thông tin cũng như bằng chứng về khả năng ứng dụng của lá hương thảo trong miễn dịch, hoạt động chống oxi hóa, giảm stress vẫn còn khan hiếm. Do đó, trong nghiên cứu này, cá chép (Cyprinus carpio)  được cho ăn với chế độ trong 65 ngày, nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả của việc sử dụng bột lá hương thảo.

Lá hương thảo tươi (Rosmarinus ofcinalis) được thu thập từ Gorgan (tỉnh Golestan, Iran) và vận chuyển đến phòng thí nghiệm. Sau đó lá hương thảo được sấy khô ở nhiệt độ 45oC trong vòng 72 giờ, nghiền thành bột, sàng lọc và trữ trong túi zip ở nhiệt độ 4oC. Sau đó bổ sung với liều lượng lần lượt là 1,2 và 3% bột lá hương thảo vào thức ăn. Cá chép giống được lấy từ một trang trại cá địa phương, sau khoảng thời gian 2 tuần để cá có thể thích nghi với điều kiện thí nghiệm, tổng số lượng 360 con với khối lượng 12.93 ± 0.09 g được thả vào 12 bể có kích thước (70*30*30 cm) để thực hiện 4 nghiệm thức bằng thảo dược với mật độ 30 con/bể, ba lần lặp lại. Cá được cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn bằng 2% trọng lượng cơ thể trong vòng 65 ngày. Các bể cá được sục khí liên tục để duy trì chất lượng nước tối ưu.

Kết thúc thí nghiệm, lựa chọn ngẫu nhiên 3 con cá/bể và giữ mẫu ở tủ âm -80oC để phân tích thành phần cơ thể cá. Bên cạnh đó, việc thu mẫu máu cá cũng được thực hiện bằng các sử dụng ống tiêm chứa heparin hay còn gọi là chất chống đông máu (5mg heparin/ml máu), bơm mẫu máu vào lọ vô trùng và ly tâm trong vòng 10 phút. Lượng huyết tương thu được trữ ở âm 70oC.

Kết quả thu được cho thấy chỉ số tăng trưởng của cá chép giống tăng cùng với sự gia tăng nồng độ của bột lá hương thảo trong chế độ ăn lên tới 3% ( nghiệm thức với lượng bổ sung cao nhất ). Cá được bổ sung với 3% cho thấy nồng độ Ig (Immunoglobulin) trong huyết tương cao nhất, tổng protein huyết tương, albumin, globulin, lysozyme cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Superoxide effutase (SOD) và catalase (CAT) là các enzyme chống oxy hóa quan trọng, rất nhạy cảm đối với điều kiện oxy hóa và căng thẳng cao hơn đáng kể trong nghiệm thức bổ sung bột lá hương thảo. Nồng độ cortisol và glucose trong tất cả các nghiệm thức đều bị ảnh hưởng đáng kể do căng thẳng. Tuy nhiên, nhờ vào sự bổ sung bột lá hương thảo đã giúp làm giảm đáng kể sự gia tăng cortisol và glucose - gây ra tình trạng căng thẳng hay stress ở cá.  

Trong khi đó, số lượng bạch cầu trong máu và tổng protein huyết tương, albumin và globulin được biết đến như là những chỉ số phù hợp để đo lường tình trạng sức khỏe của cá. Lysozyme là một chỉ số của hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở cá và là một loại enzyme quan trọng có hoạt tính diệt khuẩn. Hoạt động của enzyme này tăng trong giai đoạn cá gặp căng thẳng hoặc bị nhiễm trùng để tăng cường bảo vệ vật chủ, và khi hoạt động của enzyme này giảm đi là một dấu hiệu của việc suy giảm sức khỏe. Theo dõi các thông số miễn dịch, stress và enzyme chống oxy hóa đã đề cập ở trên có thể cung cấp một cái nhìn tổng quát về sức khỏe của cá dưới điều kiện nuôi.

Có thể thấy rằng tất cả các mức độ bổ sung bột lá hương thảo đều có lợi. Các kết quả hiện tại đã khẳng định rằng việc sử dụng bột lá hương thảo như là tác nhân có khả năng thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường các thông số chống oxy hóa và miễn dịch, và giảm thiểu các tác động tiêu cực của căng thẳng chen chúc trên những con cá chép giống thường gặp. Cần nghiên cứu thêm để đánh giá hiệu quả của bột lá hương thảo trong mật độ thả giống và cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày 28/08/2020
Uyên Đào
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:13 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:13 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:13 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:13 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:13 19/04/2024