Brazil - thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam

Xuất khẩu cá tra trong năm nay gặp nhiều khó khăn do Covid-19, nhưng xuất khẩu sang Brazil lại rất thuận lợi và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm.

cá tra
Nhu cầu nhập khẩu cá tra của nhiều thị trường tăng trở lại. Ảnh Hồng Chiến.

Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nửa đầu tháng 10/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đã đạt 47,44 triệu USD, tăng gấp hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cá tra sang Brazil tăng rất mạnh trong 10 tháng đầu năm nay, trước hết là do nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng thị trường xuất khẩu, khi mà các thị trường chủ lực như EU và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nhu cầu cá tra tăng cao tại thị trường Brazil. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Brazil là một trong ba quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Năm 2021-2022, dự báo là những năm khó khăn chưa từng có của các nhà nhập khẩu Brazil do nền kinh tế nước này khó gắng gượng lại sau dịch bệnh, đồng nội tệ real mất giá. Do đó, các nhà nhập khẩu đang đẩy mạnh tìm kiếm những sản phẩm thủy sản nuôi giàu dinh dưỡng với giá mềm hơn. Cá tra Việt Nam lại đáp ứng được những điều kiện này.

Thông tin từ Hiệp hội Nuôi cá Brazil (Peixe BR), kể từ quý 2 tới nay, nhu cầu nhập khẩu thủy sản nuôi của nước này tăng rất mạnh. Chỉ tính riêng trong quý 3/2021, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản nuôi tăng 87% lên mức 190 triệu USD. Trong đó, cá tra là một trong hai sản phẩm gia tăng nhập khẩu.

Còn theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 9 tháng đầu năm nay, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản đông lạnh của Brazil tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị nhập khẩu cá thịt trắng tăng 14,5%, đạt 121 triệu USD.

Trong nhập khẩu cá thịt trắng, nhập khẩu phile cá tra từ Việt Nam có mức tăng trưởng tới 41,3%, đạt 33 triệu USD. Giá trị phile cá tra nhập khẩu vào Brazil chỉ đứng sau phile cá hake đông lạnh và có tới 96% sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Brazil là phile đông lạnh.

Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đang là nguồn cung sản phẩm cá thịt trắng hàng đầu và có khả năng chi phối tại thị trường Brazil. VASEP cho rằng nếu các doanh nghiệp cá tra Đồng bằng sông Cửu Long cố gắng giữ được an toàn dịch bệnh Covid-19 trong nhà máy, ổn định được công suất chế biến thì Brazil và một số thị trường tiềm năng khác tại Nam Mỹ sẽ là những cơ hội mới cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam.

Hiện đang có gần 20 doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang tham gia tích cực xuất sang thị trường Brazil. Trong đó, giá trị xuất khẩu lớn nhất là Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Cần Thơ); Công ty Cổ phần Hùng Cá 6 (Đồng Tháp) và Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex II (Đồng Tháp). Ngoài ra còn có một số tên tuổi khác trong ngành cá tra như Công ty Cổ phần Hùng Vương (Tiền Giang), Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Hương (Bến Tre), Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến (Đồng Tháp)…

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 18/11/2021
Sơn Trang
Kinh tế

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:37 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:37 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 21:37 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 21:37 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 21:37 28/09/2023