Bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh

Biết rõ quy định chỉ được nuôi thâm canh công nghiệp nhưng nhiều hộ nông dân ở các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) vẫn tự ý mua giống tôm thẻ chân trắng về thả nuôi quảng canh theo hình thức tôm - lúa.

tôm thẻ chân trắng
Dù biết rõ quy định chỉ được nuôi thâm canh nhưng nhiều hộ nông dân vẫn tự ý mua giống TTCT về thả nuôi quảng canh theo hình thức tôm - lúa...

Trong khi đó, cơ quan quản lý rất lúng túng, vì không thể xử phạt. 

  Dễ nuôi, mau thu hoạch

Tôm thẻ chân trắng (TTCT) được người dân huyện Vĩnh Thuận lén lút thả nuôi trên nến đất lúa từ 3 - 4 năm nay, với diện tích ban đầu khoảng vài trăm ha. Sau đó, đã lan rộng ra các huyện còn lại trong vùng U Minh Thượng như An Biên, An Minh và U Minh Thượng. Do nuôi tự phát nên không thể thống kê nhưng ước tính diện tích hiện đã lên đến cả chục ngàn ha. Hình thức nuôi TTCT cũng được nông dân “biến hóa” như nuôi lấp vụ sau khi tôm sú bị dịch bệnh, nuôi ghép với tôm sú, ghép với càng xanh...

Ông Nguyễn Văn T. ở xã Phong Đông, Vĩnh Thuận đã gắn bó với nghề nuôi tôm - lúa 15 năm qua cho biết: “Sau nhiều năm nuôi tôm sú, dịch bệnh ngày càng gia tăng, buộc nông dân phải tìm đối tượng khác để mưu sinh. Biết rằng TTCT không được phép nuôi quảng canh nhưng thấy dễ nuôi, chỉ hơn 2 tháng là có thể thu hoạch nên nông dân làm liều. Thấy người này làm được, người khác cũng làm theo nên diện tích ngày càng mở rộng”.

Theo những nông dân đã từng thả nuôi TTCT thì loài này rất phàm ăn và nuôi được mật độ dày nên sản lượng cao hơn so với tôm sú. Đặc biệt là TTCT size nhỏ cỡ 100 con/kg cũng tiêu thụ được.  

Lúng túng quản lý

Cách đây mấy năm, khi một số hộ tự phát đưa TTCT vào thả nuôi trong mô hình tôm - lúa, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương xuống tận nơi lập biên bản, yêu cầu cam kết không tái phạm. Sở NN-PTNT Kiên Giang cũng không cho đưa giống TTCT về vùng U Minh Thượng buôn bán. Tuy nhiên, dân vẫn lén lút làm, diện tích cứ lan rộng và tăng từng năm.

Ông Võ Hoàng Nguyên, Trưởng phòng NN-PTNT Vĩnh Thuận cho biết, diện tích thả nuôi tôm của huyện năm nay đạt gần 23.000ha, tăng khoảng 300ha so với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch ước đạt 9.200/9.600 tấn, khả năng sẽ đạt trên 10.000 tấn do dân vẫn đang thu hoạch và tiếp tục thả nuôi nối vụ. Ngoài con tôm sú, nông dân còn thả nuôi tôm càng xanh, TTCT hoặc nuôi ghép chung với nhau cũng khá hiệu quả.

Theo ông Nguyên, việc nông dân đưa TTCT vào nuôi trong mô hình quảng canh tôm - lúa là tự phát. Mấy năm trước Sở NN-PTNT có gửi văn bản chỉ đạo không cho phép nuôi, chính quyền địa phương có đi thống kê, lập bên bản... Tuy nhiên, do lợi nhuận nông dân vẫn tiếp tục làm. “Nuôi TTCT quảng canh nông dân dễ bị thua lỗ nếu gặp rủi ro do đầu tư lớn, nhất là về thức ăn. Nếu nuôi ghép, nông dân nên chọn đối tượng là tôm sú và càng xanh sẽ bền vững hơn”, ông Nguyên khuyến cáo.


Giống TTCT được tiêu thụ mạnh ở các huyện vùng U Minh Thượng do nông dân tự phát thả nuôi trong mô hình tôm - lúa.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, ông Quảng Trọng Thao cho biết, từ đầu vụ nuôi tôm nước lợ 2016 đến nay toàn tỉnh thả nuôi được 105.505ha, trong đó nuôi theo hình thức tôm - lúa là 83.365ha, chủ yếu tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng.

“Việc dân thả nuôi TTCT trong mô hình quảng canh tôm - lúa đã diễn ra mấy năm nay nhưng là nuôi tự phát, lén lút nên không thể thống kê diện tích. Mặc dù là không cho nuôi nhưng cũng không có cơ sở nào để xử phạt nên chỉ có thể nhắc nhở, khuyến cáo người dân. Tại một số cuộc họp về phát triển nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL, chúng tôi đã nêu thực trạng về vấn đề này nhưng đến giờ phía Bộ NN-PTNT vẫn chưa có kết luận là có cho nuôi TTCT quảng canh trong mô hình tôm - lúa hay không. Vì vậy, địa phương rất lúng túng trong quản lý”, ông Thao cho biết.

“Ưu điểm của TTCT là thời gian nuôi ngắn, sống được ở độ mặn thấp, nên thích hợp thả nuôi vào đầu vụ hoặc lấp vụ khi quỹ thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, chi phí đầu tư nuôi TTCT rất cao do phải cho ăn từ đầu vụ dù nuôi quảng canh. Nên nếu gặp rủi ro nông dân sẽ lỗ nặng chứ không như nuôi tôm sú”, ông Trần Thành Ch. ở xã Thuận Hòa, An Minh chia sẻ.

Nông Nghiệp Việt Nam, 19/10/2016
Đăng ngày 20/10/2016
Đ.T. Chánh
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:48 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 10:48 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 10:48 26/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:48 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:48 26/12/2024
Some text some message..