Bước đầu xác định nguyên nhân gây dịch bệnh trên tôm nuôi

TS. Nguyễn Văn Hảo, viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cung cấp thông tin quan trọng, bước đầu xác định yếu tố gây bệnh trên tôm nuôi và khuyến cáo giải pháp phòng ngừa.

tôm bị bệnh hoại tử gan tụy
Ảnh minh họa

Bước đầu tìm nguyên nhân

TS. Nguyễn Văn Hảo cho biết, trong 3 năm qua ngành sản xuất tôm Việt Nam liên tục gặp khó khăn do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, phân tích tìm nguyên nhân tôm nuôi chết, bước đầu chúng tôi xác định được là do hội chứng hoại tử gan, tụy cấp gây ra (EMS/AHPNS). Bản chất gây ra hoại tử gan, tụy trên tôm do tác động của độc chất cypermethrin - một thành phần có trong thuốc diệt giáp xác dùng để xử lý ao nuôi tôm. Qua các thử nghiệm cho thấy, khi nuôi tôm trong môi trường nước được kiểm soát (không sử dụng hóa chất) thì tôm nuôi phát triển bình thường. Khi nuôi trong môi trường bình thường, có sử dụng thuốc diệt giáp xác xử lý ao nuôi (môi trường tương tự người nông dân đang thực hiện nuôi ở ĐBSCL) thì xảy ra dịch bệnh.

Các nhà khoa học Thái Lan cho rằng, EMS/AHPNS không có trong môi trường mà có trong chế phẩm vi sinh do sử dụng bừa bãi khi sản xuất tôm giống. Theo TS. Hảo, nghiên cứu của viện cho thấy khi tôm bệnh để tiếp tục trong ao thì tỷ lệ chết nhiều hơn, nhưng khi chuyển tôm về môi trường có kiểm soát tốt thì bệnh ít hơn. Do vậy, có thể thấy kiểm soát môi trường ao nuôi rất quan trọng. Như vậy, có thể nói bệnh này không do virus. Bản chất của hội chứng hoại tử gan, tụy có liên quan rất chặt chẽ với hai yếu tố chính là tác động của độc tố làm mất chức năng của cơ quan gan, tụy (có thể gây chết cấp tính) và sau đó là việc xâm nhiễm của tác nhân vi khuẩn (nhóm Vibrio) trong trường hợp độc tố chưa có khả năng gây tôm chết. Không tìm thấy tác nhân virus trong EMS/AHPNS. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc bùng phát EMS/AHPNS, đặc biệt nền đáy ao nuôi. Vai trò con giống cần chú ý vi khuẩn phát sáng trong trại giống.

Giải pháp phòng ngừa

Theo TS. Hảo, độc chất cypermethrin gây chết cấp tính tôm sú nuôi trong phòng thí nghiệm. Là tác nhân lớn gây thiệt hại nặng cho vùng nuôi tôm tại Trà Vinh (có địa phương 90% người nuôi sử dụng thuốc BVTV). Sử dụng thuốc BVTV lưu tồn nhiều năm trong ao là mối nguy. Ngay cả nguồn nước cũng có dư lượng thuốc BVTV. Nguồn nước đầu vào gây hại rất lớn. Khi sử dụng vi sinh cũng phải lựa chọn cẩn thận. Giải pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm, trước tiên là chuẩn bị tốt môi trường ao nuôi như xử lý bùn đáy, phơi đáy, cày xới nhằm kiểm soát chất hữu cơ và tác nhân gây bệnh. Tiệt trùng nguồn nước đầu vào trong ao lắng hoặc ao nuôi trước khi thả tôm. Kiểm soát nở hoa của tảo thông qua kiểm soát tỷ lệ N/P trong nước. Chú ý cân bằng khoáng trong ao nuôi, nhất là trong điều kiện độ mặn thấp. Thả giống khỏa mạnh từ trại giống uy tín, chất lượng. Cần chú ý kiểm tra tình trạng gan, tụy của tôm giống. Mật độ thả căn cứ vào sức của ao. Cần chú ý thu hoạch từng phần hoặc toàn bộ khi sức ăn giảm hoặc tăng trưởng chậm lại hoặc DO giảm thấp. Kiểm soát việc cho tôm ăn trong tháng nuôi đầu tiên không vượt quá 12 kg/100.000 tôm/ngày ở ngày nuôi thứ 30 khi tôm đạt 2 - 2,5 g. Sự tích lũy thức ăn trong tháng nuôi đầu tiên (ở ngày thứ 30) không được vượt quá 250 kg. Giảm cho tôm ăn khi nhiệt độ thấp dưới 260C hay trên 300C. Lượng thức ăn tăng tối đa trong ngày chỉ khoảng 500 g/100.000 con. Duy trì DO trên 3 - 4 ppm gần mép của vùng gom chất bẩn đáy ao. Cung cấp quạt nước ở mức 1 HP/400 kg sinh khối tôm. Khi đã cung cấp đầy đủ oxy thì các vấn đề độc tố của hydro sulfur, ammonia và nitric không còn là vấn đề lo ngại.

Chú ý tỷ lệ C/N, điều chỉnh để quản lý môi trường ao nuôi hiệu quả. Bổ sung một lượng carbon thích hợp để nhóm vi sinh vật dị dưỡng dùng làm nguồn năng lượng cho việc tiêu thụ ammonia do tôm thải ra...

http://khoahocphothong.com.vn
Đăng ngày 09/11/2012
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 11:00 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 11:00 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 11:00 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 11:00 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 10/01/2025
Some text some message..