Cà Mau: Nuôi cá sặc rằn thu tiền tỷ

Hơn một tỷ đồng là số tiền lãi hằng năm của anh Trần Văn Khoát ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhờ mô hình nuôi cá sặc rằn.

cá sặc rằn
Thu hoạch cá sặc rằn

Anh Khoát (40 tuổi) ấp ủ giấc mơ làm giàu từ rất lâu, nhưng loay hoay mãi với mấy công ruộng vẫn không thể khá được. Năm 2009, anh mạnh dạn mướn xe múc 3.000 m2 đất ruộng làm ao nuôi cá sặc rằn. Đúng là “vạn sự khởi đầu nan”, năm đầu tiên còn thiếu kinh nghiệm lỗ hơn 100 triệu đồng. Thấy lỗ lớn gia đình và nhiều người khuyên bỏ cuộc, nhưng với quyết tâm phải thành công, anh đã tự tìm tòi học hỏi kỹ thuật nuôi và rút kinh nghiệm từ lần thất bại.

Năm 2010, anh thả 5.000 con giống vào 4 ao nuôi đã được xử lý rất kỹ. Sau 8 tháng chăm sóc, cá đạt trọng lượng 6 con/kg. Năm đó anh thu được 7 tấn, tính ra tiền được khoảng 550 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 300 triệu.

Tiếp nối thành công trên, anh Khoát mạnh dạn đầu tư nhiều hơn. Đến năm 2013 anh mở rộng diện tích lên 7.000 m2. Sản lượng thu được khoảng 25 tấn, với giá cá khá ổn định, dao động từ 80 - 100 ngàn đồng/kg, anh thu được khoảng trên 2 tỷ đồng. Trừ chi phí thức ăn khoảng 800 - 900 triệu và tiền thuê nhân công, còn lãi hơn 1 tỷ.

Trong thời gian 5 năm nuôi cá, từ 2009 - 2013, trừ tất cả các chi phí anh Khoát thu về gần 5 tỷ đồng. Sau vài năm chúng mánh, căn nhà gỗ trước đây đã được thay bằng một căn hộ sang trọng với đầy đủ tiện nghi.

Theo anh Khoát nuôi cá sặc rằn không khó lắm, về kỹ thuật khá đơn giản. Diện tích ao nuôi có thể dao động từ 300 - 1.000 m2, bờ bao phải cao để tránh ngập lụt. Trước khi thả cần phải cải tạo ao. Đầu tiên là hút bớt bùn cặn bưới đáy, sau đó vãi vôi sống (CaO) để hạ phèn và diệt khuẩn, khoảng 10 kg CaO/1.000 m2 là phù hợp. Sau khi cải tạo xong tiến hành lấy nước vào để thả cá giống con, mực nước ao nuôi khoảng 1,5 - 2 m.

Về cá giống, trọng lượng khoảng 250 con/kg là phù hợp để thả, mật độ cá con khi thả vào khoảng 20 - 30 con/m2 là tốt nhất. Trong thời gian nuôi nên chú ý thay nước mỗi tháng từ 1 - 2 lần.

Sau mỗi vụ thu hoạch, anh Khoát luôn chọn ra những con cá bố mẹ tốt nhất để ép sinh nở, nhằm chủ động nguồn cá con. Hiện tại anh đã đầu tư xây 3 bể để ép cá con. Chính vì thế anh không lo về nguồn cá giống kém chất lượng. Thậm chí là điểm cung cấp nguồn cá giống cho những hộ khác.

Anh Khoát cho biết thêm, khó khăn đáng kể nhất khi nuôi cá sặc rằn là cá bị bệnh về đường ruột và bị nấm. Nhưng có thể theo dõi để phòng ngừa, vấn đề này cũng không quá khó để khắc phục.

Nông nghiệp VN, 11/02/2014
Đăng ngày 12/02/2014
Trung Hiếu

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 10:08 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 25/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 08:00 25/06/2024

Xác định hoạt lực của vi sinh

Trong nuôi trồng thủy sản, xác định và tối ưu hóa hoạt lực của vi sinh là rất quan trọng để duy trì môi trường sống lành mạnh cho các loài thủy sản.

Tôm thẻ
• 11:20 24/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 12:50 26/06/2024

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 12:50 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 12:50 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 12:50 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:50 26/06/2024
Some text some message..