Cá biển nuôi lồng chết do nhiễm vi khuẩn

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa xác định cá biển nuôi lồng có hiện tượng chết là do nhiễm vi khuẩn.

nuôi cá biển bằng lồng
Khu vực nuôi cá biển bằng lồng ở Hòn Lăng, xã Ninh Ích (TX Ninh Hòa). Ảnh: KS.

Nhiều hộ nuôi cá biển thiệt hại nặng

Những ngày đầu tháng 12, người nuôi cá biển như cá chim và cá bớp tại khu vực Hòn Lăng, xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) trở nên điêu đứng, khi cá chết liên tục mà không rõ nguyên nhân.

Theo ghi nhận chúng tôi, tại vùng nuôi này có khoảng 30 hộ nuôi cá với khoảng 500 ô lồng. Tuy nhiên hầu hết bè nuôi đều có hiện tượng cá chết rải rác, chủ yếu là cá bớp đã nuôi được từ 1-6 tháng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, ở thôn Ngọc Diêm (xã Ninh Ích), một người nuôi ở khu vực trên xác nhận thông tin trên và cho biết, riêng gia đình ông thả 5.000 con cá chim và bớp đã nuôi được từ 3-5 tháng, với tỷ lệ cá chết từ 30-40%.

Ông Tuấn cho biết, trước khi chết, cá có hiện tượng bỏ ăn, đục mắt, hỏng mắt, lở loét, xuất huyết vùng đầu, vây, gốc vây, bụng.

nuôi cá bớp
Hầu hết các bè nuôi cá bớp ở Hòn Lăng đều có hiện tượng cá bị chết rải rác. Ảnh: KS.

Tương tự, bè nuôi của ông Nguyễn Duy Quang thả 100.000 con cá bớp đã nuôi từ 3-6 tháng, với tỷ chết khoảng 30%. Anh Quang cũng cho biết, cá có dấu hiệu yếu, bỏ ăn, da tuột nhớt, hỏng mắt rồi chết.

Các bè nuôi của ông Nguyễn Ngỡ thả 2.000 con và ông Phạm Văn Trí thả 3.000 con cá bớp cũng bị chết với tỷ lệ từ 25-30%.

Các hộ nuôi thông tin thêm, trước thời điểm cá chết 4-5 ngày trên địa bàn có mưa lũ nên bị ảnh hưởng nước ngọt đến vùng nuôi. Hơn nữa, thời tiết trở lạnh do có gió mùa Đông Bắc và sáng sớm có sương muối nên cá có hiện tượng giảm ăn và chết rải rác.

"Sau khi cá chết, người nuôi tận thu đem bán loại cá kích cỡ gần thương phẩm và ít dấu hiệu lở loét, với giá chỉ vài chục ngàn/kg. Trong khi cá bớp thương phẩm dao động từ 145-150 ngàn đ/kg.

Cá chết do nhiễm vi khuẩn

Sau khi nhận được thông báo của địa phương về tình hình cá biển nuôi lồng bè chết thôn Hòn Lăng, xã Ninh Ích, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa đã phân công cán bộ kết hợp với Trạm Thủy sản, cán bộ Thú y xã Ninh Ích tiến hành kiểm tra thực địa, thu thập thông tin dịch tễ, đồng thời thu mẫu cá để xác định nguyên nhân.

Kết quả, mẫu cá chim và cá bớp bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp. (trong đó, cá chim bội nhiễm Vibrio sp.) dẫn đến hiện tượng trầy da, lở loét, giảm sức đề kháng, bỏ ăn. Bên cạnh đó, hiện tượng thay đổi đột ngột của môi trường vùng nuôi (xâm nhập ngọt và thời tiết lạnh) có thể là những nguyên đã gây nên hiện tượng cá chết nhiều.

bán cá bớp
Một người nuôi cho biết, hiện cá bớp thương phẩm có giá từ 145-150 ngàn đ/kg. Ảnh: KS.

Trước tình hình cá bị chết, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa đã khuyến cáo người nuôi nên di dời lồng bè đến nơi có nguồn nước dễ lưu thông, đảm bảo độ sâu khi triều thấp là 8m (đối với lồng nổi), tránh ảnh hưởng của nguồn nước ngọt khi mưa lũ.

Đồng thời thường xuyên theo dõi hoạt động của cá nuôi và các chỉ tiêu môi trường nước, đặc biệt oxy hòa tan để có biện pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra và thường xuyên vệ sinh lưới lồng, vớt sạch rác thải cũng như các sinh vật gây hại ra khỏi lồng nuôi, tạo môi trường thông thoáng cho cá phát triển.

San thưa mật độ cá nuôi trong lồng, tránh hiện tượng thiếu oxy cục bộ. Bố trí khoảng cách giữa các lồng nuôi đảm bảo độ thông thoáng, thuận tiện trong quá trình chăm sóc, quản lý, vệ sinh. Đảm bảo khoảng cách giữa các bè nuôi tối thiểu 50m.

Bên cạnh đó, người nuôi nên lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng và tránh dư thừa lượng thức ăn cho cá nuôi nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước; thu gom chất thải và thức ăn thừa, xác thủy sản chết đem vào bờ xử lý, không được xả thải ra môi trường nước…

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa khuyến cáo: Các hộ nuôi cá cần chọn mua giống cá tại các cơ sở có uy tín về chất lượng, nên kiểm tra các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn giống (VNN, Streptococcus ...) trước khi thả nuôi. Khuyến khích người nuôi cá nên chọn mua những đàn cá được tiêm phòng bệnh VNN và Streptococcus trước khi thả nuôi để giảm thiểu nguy cơ đàn cá nhiễm bệnh từ con giống. Sử dụng hợp lý các chế phẩm sinh học. Bổ sung thêm các loại thức ăn bổ sung, Vitamin C và men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn cho cá. Định kỳ tắm cá bằng oxy già hoặc Iodine. Trị bệnh bằng kháng sinh nếu có kết quả xét nghiệm về tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.
Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 16/12/2020
Kim Sơ
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 18:02 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 18:02 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 18:02 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:02 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 18:02 23/12/2024
Some text some message..