Cá bống bớp đột ngột rớt giá

Chưa bao giờ giá cá bống bớp nuôi ở Nam Định lại giảm sâu và giảm kéo dài như năm nay. Giá cá bống bớp thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục giảm mạnh, đang từ giá 260-300.000 đồng/kg giảm mạnh xuống hiện chỉ còn 170 - 180.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu nhích lên.

Cá bống bớp
Hiện giá cá bống bớp thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định giảm gần 50% so với cách đây hơn 6 tháng.

Giá cá bống bớp "bốc hơi" mất một nửa

Nhiều năm trước, cá bống bớp được ví như “con làm giàu” của một số xã ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, 1 năm trở lại đây, nhiều người nuôi cá bống bớp không còn mặn mà chăm sóc, bởi giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu ra không ổn định. 

Tại vùng nuôi cá bống bớp của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định)- một trong những vùng nuôi cá bống bớp lớn nhất tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung. Diện tích nuôi loài cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng hiện lên tới hàng trăm ha. Đi đến đâu, chúng tôi cũng nghe người nuôi cũng than vãn vì giá cá rớt thê thảm. 

Theo những người nuôi cá bống bớp, giá cá bắt đầu giảm từ khi Trung Quốc ngừng hẳn nhập khẩu tiểu ngạch loài cá này. Đây chính là nguyên nhân chính khiến giá cá bống bớp "bốc hơi" mất gần một nửa. Cụ thể, đang từ mức 260.000- 300 ngàn đồng/kg nay xuống còn 170.000 đồng/kg (size cá loại 1). Đây là mức giá thấp và kéo dài kỷ lục từ đầu năm đến nay. Với mức giá này, nhiều hộ nuôi không đạt thì lỗ nặng.

Anh Trần Văn Hưởng (47 tuổi) ở khu 5, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng cho biết, từ năm 2018 trở về trước, giá cá bống bớp giữ ổn định khoảng 260.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên tới 330.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ năm 2019, giá bống bớp bỗng nhiên tụt giảm sâu (chỉ còn 170.000 – 180.000 đồng/kg tùy loại).


Hiện nhiều người nuôi cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng không còn mặn mà, bởi giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu ra không ổn định. 

Trong khi đó, giá thành sản xuất 1kg cá bống bớp khoảng 200.000 đồng, nuôi hơn 1 năm mới được thu hoạch. Do thua lỗ đã buộc gia đình anh phải chuyển sang nuôi cá mú, bởi đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ nội địa tốt, không phụ thuộc vào biến động thị trường nước ngoài.

“Các năm trước cũng có thời điểm giá cá rớt xuống thấp, nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn khoảng  hơn 1 tháng rồi lại tăng mạnh và giữ ở mức ổn định trên 260.000 đồng/kg. Nhưng trong năm nay giá cá giảm kỷ lục và kéo dài. Nếu cứ đà này thì ở đây sẽ không còn một hộ nào nuôi loại cá này nữa” - anh Hưởng thở dài.

Không chỉ các hộ dân nuôi cá bống bớp thương phẩm gặp khó mà các cơ sở ương nuôi cá bống bớp giống và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang chật vật.

“Hiện giá cá bống bớp giống đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2018 và hiện chỉ còn khoảng  3.000 đồng/con. Giá giảm mạnh như thế nhưng đầu ra cũng gặp khó bởi các hộ nuôi cá bống bớp thịt ở đây không mặn mà...”, ông Nguyễn Văn Sơn (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng) chia sẻ.

Do giá cá bống bớp xuống thấp nên đã buộc gia đình anh Trần Văn Hưởng phải chuyển sang nuôi cá mú để tránh thua lỗ.

Đâu là nguyên nhân?

Lâu nay cùng với nhiều loại thủy hải sản khác, cá bống bớp nuôi trong nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Thế nhưng từ đầu năm nay, Trung Quốc đã siết chặt việc xuất, nhập khẩu nông sản đường tiểu ngạch. Điều này đã khiến cá bống bớp ứ đọng, rớt giá.

Một doanh nghiệp chuyên thu mua và xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Trung Quốc ở tỉnh Nam Định xác nhận vấn đề trên và cho biết, phía Trung Quốc đang muốn Việt Nam phải xuất khẩu thủy hải sản bằng đường chính ngạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Nhưng hiện mặt hàng cá bống bớp xuất khẩu chính ngạch bị nhiều rào cản vì chưa đáp ứng các yêu cầu của thị trường này.

“Không chỉ riêng cá bống bớp mà tất cả các mặt hàng thủy hải sản khác muốn xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch như trước đây là rất khó, vì Trung Quốc bắt bớ và xử phạt rất nghiêm. Hơn nữa chi phí giờ đi được hàng tiểu ngạch tăng gấp nhiều lần và rủi ro rất lớn ”- đại diện doanh nghiệp này tiết lộ.


 Một số chủ cơ sở thu mua hải sản khác đành phải phát triển thị trường tiêu thụ nội địa với mong muốn đẩy giá cá bống bớp lên.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Văn Sơn (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng), chủ một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cá bống bớp sang thị trường Trung Quốc cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến con cá bống bớp chưa thể thông quan chính ngạch sang Trung Quốc. Thứ nhất, cá bống bớp chưa nằm trong danh mục thủy sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Thứ hai, các lô sản phẩm nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải truy xuất được nguồn gốc xuất xứ (nuôi tại các vùng đã được cấp mã số). Thứ ba, phải tuân thủ quy cách đóng gói, tem nhãn, mã vạch theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải được Trung Quốc chấp thuận.

Cũng theo ông Sơn, những năm trước, khi Trung Quốc chưa siết chặt hoạt động thương mại theo đường tiểu ngạch, mỗi ngày doanh nghiệp của ông xuất khoảng 2 – 3 tấn bống bớp cho đối tác nước bạn. Vậy nhưng, thời điểm này mỗi ngày ông chỉ xuất bán được khoảng 400 – 500kg chủ yếu là ở thị trường nội địa.


Nhiều hộ nuôi cá bống bớp  đã chuyển sang nuôi cá mú.

Ông Khương Văn Toàn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng xác nhận và cho biết, hiện diện tích nuôi cá bống bớp của toàn huyện chỉ còn khoảng 200 ha, giảm gần một nửa so với trước đây. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cá bống bớp sang Trung Quốc gần như “đóng băng”. Điều này khiến đầu ra gặp khó nên giá cá bống bớp giảm sâu, các hộ nuôi không còn mặn mà với con cá bống bớp và chuyển sang nuôi các loại cá khác.

“Đầu ra của con cá bống bớp gặp khó do thị trường Trung Quốc đã có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nhập khẩu, siết chặt việc nhập khẩu thương mại nông thủy sản qua đường tiểu ngạch. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp thu thủy sản trên địa bàn huyện vốn quen với việc xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên các doanh nghiệp này hầu hết chưa đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc. Trước mắt, chính quyền, ngành chức năng khuyến khích các hộ nuôi trồng thủy sản đa dạng con nuôi...”, ông Khương Văn Toàn thông tin thêm.

Dân Việt
Đăng ngày 13/11/2019
Phạm Anh
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 15:10 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 15:10 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:10 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 15:10 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 15:10 13/11/2024
Some text some message..