Cá cảnh cực đẹp và... cực độc hút người chơi

Sam là loài cá cảnh có độc tố rất cao, gây nguy hiểm cho con người. Nhưng vẻ đẹp trời cho của chúng đã khiến người chơi mê tít, bỏ tiền ra mang về nuôi.

thiên hà, kim cương đen, cá cảnh
Một con Galaxy (thiên hà) rất đẹp. Cá mái luôn có giá cao hơn cá đực. Phần giữa đuôi- nơi có chiếc gai độc- người ta phải luồn một gen nhựa để đảm bảo ban toàn trong quá trình vận chuyển cá

Sam là loài cá cảnh có độc tố rất cao, gây nguy hiểm cho con người. Nhưng vẻ đẹp trời cho của chúng đã khiến người chơi mê tít, bỏ tiền ra mang về nuôi.

Tên khoa học của loài cá này là Stingray, dân chơi cá Việt Nam thường quen gọi là Sam (chính xác ra phải gọi là cá Đuối, song do e ngại việc gọi đúng tên sẽ bất lợi trong làm ăn, sinh hoạt nên đọc trại thành Sam). Tất cả các loại Sam đều được nhập ngoại, từ Trung Quốc, Singapore, Thái Lan... về Việt Nam và chia thành rất nhiều loại, từ loại rẻ tiền như motoro (khoảng 1,6 triệu đồng/con) cho đến các loại tính bằng nghìn USD như Galaxy, Leo, Mai hoa....

Anh Tấn, một người chơi cá cảnh tại Hà Nội cho hay: "Sam có vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt so với tất cả các loài cá cảnh khác nên được rất nhiều người ưa thích. Đặc tính của Sam là sống ở tầng đáy nên có thể tận dụng khi nuôi chung bể với nhiều loại cá khác mà không sợ chúng đánh nhau".

Điều oái oăm duy nhất là Sam có một chiếc gai độc trên đuôi. Một số người chơi không may bị chúng chích khi cho ăn, dọn bể... tả lại: Ngay lập tức một cảm giác đau buốt chạy lên tận óc, đau hơn rất nhiều so với ong chích. Bàn tay hoặc bàn chân bị chích lập tức sưng vù trong nhiều ngày, bất chấp việc nặn máu, hút độc, bôi thuốc...Thậm chí có những vết thương vẫn rỉ nước sau 2-3 ngày. Và khi trái gió trở giời, vết chích lại ngứa và đau nhức.

Ngoài tự nhiên, trên thế giới đã từng có những trường hợp tử vong do bị cá đuối nước ngọt (sam) chích trúng ngực hoặc chỗ hiểm.

Dưới đây là một vài hình ảnh về loài cá cảnh cực đẹp và cực độc này

Con này mang tên Black Diamond (kim cương đen)

Con này mang tên Black Diamond (kim cương đen)

sam mai hoa

Sam mai hoa

Bàn tay của một thành viên diễn đàn Arowana, 2 ngày sau khi bị con Sam nhỏ (size 30cm) chích

Bàn tay của một thành viên diễn đàn Arowana, 2 ngày sau khi bị con Sam nhỏ (size 30cm) chích

..vẫn rỉ nước và đau nhức. Sam trưởng thành, dù nuôi trong bể kính cũng sẽ đạt kích thước chừng 50-60cm, cỡ cái nón lá. Khi đó lượng độc tố sẽ rất nhiều.  (Ảnh của diễn đàn Arowana.com.vn)

..vẫn rỉ nước và đau nhức. Sam trưởng thành, dù nuôi trong bể kính cũng sẽ đạt kích thước chừng 50-60cm, cỡ cái nón lá. Khi đó lượng độc tố sẽ rất nhiều. (Ảnh của diễn đàn Arowana.com.vn)

ANTĐ
Đăng ngày 20/03/2013
G.T
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:14 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:14 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:14 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:14 23/11/2024
Some text some message..