Cá cảnh túm vây, túm đuôi, lắc đuôi và … chết

Bơi giật giật, lắc đuôi là một hành vi mà cá sử dụng để gãi ngứa, thường liên quan đến nhiễm ký sinh trùng. Vì không có tay chân hoặc móng tay, cá phải sử dụng môi trường để tự gãi ngứa khi bị ký sinh trùng. Đó là khi cá đột ngột lao sang một bên hoặc đáy bể và dẹt ra như một cái bánh để cơ thể cọ xát vào thành hay nền đáy bể.

cá cảnh túm đuôi
Túm đuôi, túm vây, bơi lắc là bệnh thường thấy ở cá cảnh nước ngọt.

Dấu hiệu tương tự là cá bị túm đuôi, túm vây, có biểu hiện bơi lắc hoặc bơi bật lên đột ngột. Một số loài cá sẽ nhảy lên khỏi mặt nước và sử dụng sức căng bề mặt của mặt nước để tự gãi ngứa. Điều này rõ ràng là rất nguy hiểm nếu chúng không quay trở lại bể của mình.

Khi bị bệnh do ký sinh trùng sẽ gây ngứa, khó chịu, cá thường giật giật các vây hay cọ sát vào các vật cứng trong bể như thành hồ những nơi có thể bề mặt nhám và nguy hiểm hơn dể dẫn đến loét, trầy thân cá. Dấu hiệu cá bị ngứa bao gồm mất vảy, bầm hoặc chấn thương ở đầu và vây. Nếu chấn thương nghiêm trọng, cá nuôi có thể dễ bị nhiễm trùng thứ cấp và tổn thương não. Nếu không được điều trị cá có khả năng bị nặng hơn và có thể chết.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bơi lắc đuôi ở cá nước ngọt

Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng này là do ký sinh trùng xâm nhập. Các loại ký sinh trùng phổ biến nhất trong bể nước ngọt gây ra hiện tượng bơi bất thường này là sán lá đơn chủ Monogenea, ký sinh trùng đơn bào Ichthyophthirius multifiliis, Trichodinia sp (trùng bánh xe), Ichthyobodo sp hoặc Costia sp và Chilodonella sp... Tất cả đều là ký sinh trùng cực nhỏ và cần bác sĩ thú y để chẩn đoán chính xác loại ký sinh trùng.

Nhiễm ký sinh trùng ngay từ giai đoạn đầu thường gặp trong các bể cá khi có thêm cá mới hoặc thực vật sống mà không được khử trùng thích hợp. Bệnh phổ biến nhất trong bể cá gia đình. Cá miễn dịch tự nhiên với Ich và chỉ bị bệnh khi hệ thống miễn dịch hoặc lớp chất nhờn bảo vệ của cá bị tổn hại. Bùng phát bệnh có thể xảy ra ở cá trong tình trạng căng thẳng mãn tính, chẳng hạn như chất lượng nước kém hoặc quá đông. Trong tình trạng căng thẳng mãn tính, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện cho các ký sinh trùng và vi khuẩn thứ cấp xâm nhập gây bệnh.

cá cảnh lắc đuôi
Ký sinh trùng gây ngứa, khó chịu, cá thường giật giật các vây hay cọ sát vào các vật cứng.

Một số loài cá nhạy cảm với ký sinh trùng hơn những loài khác. Thỉnh thoảng có thể thấy một con cá có hành vi bơi giật giật, bơi lắc. Nhưng khi nhiều cá hoặc một cá bơi lội bất thường nhiều lần liên tiếp là điều đáng quan tâm.

Nhiệt độ rất quan trọng đối với sự tiến triển của một đợt bùng phát ký sinh trùng gây bệnh trên cá. Nước càng ấm, vòng đời của ký sinh trùng càng nhanh và cá dễ bị đảo càng nhanh. Nếu bạn nghi ngờ bùng phát ký sinh trùng, đừng điều chỉnh nhiệt độ, tham khảo kỹ thuật người có kinh nghiệm cũng như chuyên môn.

Quy trình chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến cá nước ngọt có hành vi bơi lắc, cần thực hiện phân tích chất lượng nước và kiểm tra sức khỏe của cá. Có thể cần giảm số lượng cá nuôi trong bể của bạn hay quy trình bảo trì hoặc xử lý nước trong bể trước khi bắt cá.

Trong quá trình chuẩn đoán phải lấy các mẫu chất nhầy nhỏ trên da và mang. Những mẫu này sẽ được đánh giá dưới kính hiển vi để xác định xem có sự bùng phát ký sinh trùng hay không.

Điều trị bệnh cho cá bị ký sinh trùng

Điều trị cá bị ký sinh trùng phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cho cá. Có nhiều lựa chọn điều trị để xem xét tùy thuộc vào loài cá trong bể của bạn, các chất phụ gia đã được thêm vào bể, mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát và tình trạng của cá bị bệnh. Không có phương pháp điều trị "một cho tất cả" đảm bảo rằng tất cả cá trong bể sẽ được chữa khỏi một cách kỳ diệu.

Một số phương pháp điều trị có thể tập trung vào việc khắc phục tác nhân gây căng thẳng chính, chẳng hạn như chất lượng nước kém hoặc quá đông hơn là trị ký sinh trùng gây bệnh cho cá. Trong các đợt bùng phát nhẹ, một khi tác nhân chính gây căng thẳng cho cá được khắc phục, cá sẽ có thể tự xử lý sự lây nhiễm.

cá cảnh túm đuôi
Cá túm đuôi, túm vậy là do giai đoạn bọc trong nang của Ich (Ichthyophthirius multifiliis) có thể bị nhầm lẫn với gãy tia vây. Ảnh minh họa: C. DANI / Getty Images.

Làm thế nào để ngăn ngừa ký sinh trùng trên cá nước ngọt

Phương pháp tốt nhất để ngăn chặn sự bùng phát ký sinh trùng trong bể nước ngọt là cách ly tất cả cá mới và thực vật thủy sinh trong 4-6 tuần trước khi cho vào bể nuôi chính. Điều này sẽ cách ly bất kỳ cá tiềm ẩn nào bị bệnh và ngăn ngừa nhiều bệnh, bao gồm ký sinh trùng vi khuẩn và vi rút, xâm nhập vào hệ thống nuôi cá cảnh của bạn. Nếu cá mới bị bệnh, chúng có thể được điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Cách ly thực vật thủy sinh không có cá sống để phá vỡ vòng đời ký sinh trùng.

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng thấy cá bơi lắc, mà trong 3 tháng qua bạn không bổ sung thêm cá mới hoặc cây sống nào, chất lượng nước trong phạm vi cho phép và cá ăn một chế độ dinh dưỡng tốt thì đừng quá lo lắng. Đôi khi, một con cá có thể bơi lắc hoặc có một lượng ký sinh trùng rất thấp mà chúng có thể tự loại bỏ. Quan sát con cá nào bạn nhìn thấy cá bơi lắc, hãy theo dõi sự gia tăng hành vi bất thường và kiểm soát những thương tích trên cá để có hướng xử lý kịp thời.

Theo Thesprucepets.com

Đăng ngày 23/02/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 23:10 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 23:10 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 23:10 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 23:10 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 23:10 15/01/2025
Some text some message..