Cá chết trắng sông Đồng Nai

Suốt từ đêm 3/1 kéo dài cho tới tối ngày 4/1, hàng trăm tấn cá của làng bè xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa (Đồng Nai) chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, phủ trắng xóa hàng kilômet khắp mặt sông Cái.

cá chết trắng
Cá chết trắng sông Đồng Nai

Chết hết chỉ trong một đêm Ngay sau khi nhận được thông tin từ phường Hòa Hiệp về việc cá chết hàng loạt tại làng bè xã Hiệp Hòa, khu vực sông Cái (nhánh của sông Đồng Nai), chúng tôi đã tức tốc có mặt và nắm bắt tình hình.

Theo đó, từ sáng sớm tinh mơ ngày 4/1, hai bên bờ sông đã dày đặc người, xe cộ, xe tải, đứng chen chúc nhau bao quanh làng bè Hòa Hiệp để chứng kiến cảnh cá chết phủ trắng xóa cả một khúc sông. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến nhiều người phải bịt mũi, đeo khẩu trang.

Phía các bè cá, người dân chạy những chiếc xuồng, ghe nhỏ, tay cầm vợt, tay cầm rổ, cầm bao bì hốt từng rổ cá chết vào. Đàn ông không nói một lời, đàn bà vừa cầm rổ vừa khóc, có người đứng chết lặng khi chứng kiến hàng chục tấn cá của gia đình chỉ sau một đêm mất sạch, phơi bụng lên trời.

Hàng chục ghe nhỏ của người dân túa ra khắp nơi, vớt, đóng từng bao cá chết rồi quăng lên bờ, để người nhà trông coi. Từ những con cá nhỏ như ngón tay, rồi to dần lên đến cổ tay, có con to hơn cả bắp đùi, tất cả chết sạch.

Thấy chúng tôi hỏi, anh Trần Văn Lợi dừng ghe, nói chuyện với giọng vừa run vừa uất ức: “Các anh làm ơn nói giùm người dân chúng tôi với, hàng tấn cá của gia đình nuôi cả năm trời chỉ trong một đêm mất trắng, chúng tôi không biết dựa vào đâu mà sống nổi nữa đây!”.

Ngưng một lát, anh Lợi cho biết, gia đình anh có tổng lượng khoảng 20 tấn, bao gồm chủ yếu là cá chép, cá trắm cỏ và cá diêu hồng. Từ những ngày 27 – 28/12, anh bắt đầu thấy có cá chết, nhưng số lượng lác đác vài con, rải rác chứ không tập trung, nên cho là bình thường.

Cho tới 22h đêm ngày 3/1, tất cả các bè cá xung quanh bỗng dưng ồn ào, nháo nhào hết lên. Tiếng xuồng máy ầm ầm, rú inh ỏi chạy từ chỗ này qua chỗ khác. Giật mình nhìn ra bè cá, anh hoảng hốt khi cả đàn cá diêu hồng, rồi cá trắm nổi lềnh bềnh trên mặt nước, bụng ngửa lên trời, trắng xóa giữa trời đêm.

Cứ như thế, cả làng bè Hòa Hiệp kêu trời kêu đất, khi liên tục trong đêm đó, từ 22h ngày 3/1 cho tới 4h sáng ngày 4/1, hàng trăm tấn cá của các hộ dân nơi đây đồng loạt chết sạch.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Dương nuôi cá ở đây, cho biết: “Toàn bộ 18 tấn cá đã chết sạch. Cả gia tài của gia đình tôi đổ dồn vào mẻ cá vụ Tết này coi như… xong!”.

Ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hiện tại, theo ước tính sơ bộ của người dân, tổng mức thiệt hại vào cỡ trên 200 tấn cá các loại. Số lượng cá diêu hồng chết chiếm đa số, tiếp theo là cá trắm và cá chép. Thời điểm này, trọng lượng cá đã đủ hoặc gần đủ tháng để cung cấp cho thị trường trong dịp Tết. Có những bè cá đã bán, một số bè đã có đơn đặt hàng từ thương lái.

Hầu hết cá đều đã nuôi từ 6 tháng cho tới trên 1 năm. Trung bình, mỗi con cá diêu hồng rơi vào khoảng từ 6 – 7 lạng, cá trắm hầu hết đều đạt từ 1,5 – 2kg/con, cá chép đạt từ 1 -1,5kg/con.

Theo khảo sát, giá cá diêu hồng tươi thời điểm này nếu bán cho thương lái sẽ vào khoảng 38.000 đồng/kg, cá trắm từ 75.000 – 76.000 đồng/kg, và cá chép 55.000 đồng/kg. Vào thời điểm Tết, giá cá sẽ còn tiếp tục tăng, theo người dân, nếu như giá năm ngoái thì mỗi loại sẽ nhích thêm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Như vậy, với hàng trăm tấn cá chết, chỉ trong một đêm, làng bè xã Hiệp Hòa mất trắng hàng chục tỷ đồng. Nghẹn ngào trong nước mắt, gia đình anh Dương cho biết: “Suốt 10 năm nuôi cá, bao nhiêu tiền tích cóp, gia đình đều đầu tư hết vào bè cá. Chút tiền dư cũng chỉ đủ mua cho con chiếc xe máy để nó đi làm. Cuộc sống ở bè cá thiếu thốn đủ thứ, nước ăn, nước uống phải mua, quần áo không dám sắm.

Năm nay, gia đình vay nợ hàng trăm triệu tiền vốn cho mẻ cá Tết, nào ngờ tay trắng chỉ trong một đêm…”. Không chỉ riêng anh, nhiều người đã lên trình bày với chúng tôi về thiệt hại của mình: anh Nguyễn Khắc Động chết 3 tấn cá chép, anh Vũ Văn Quyết chết 6 tấn cá các loại; ông Vũ Tiến Rĩnh chết hơn 3 tấn cá… và còn rất nhiều nữa.

Theo người dân, toàn bộ số cá chết chỉ có cách vớt vát ở chợ, bán được con nào thì hay con đó. Người dân thương tình đi qua thì mua cho vài rổ, đưa bao nhiêu tiền thì lấy bấy nhiêu, chứ chúng tôi không còn thiết gì giá cả nữa. Cá chết ươn thì chỉ để cho heo ăn, nên một số nhà máy cũng cho xe qua chở đi.

Họ nói là sẽ tính tiền sau, chúng tôi cũng chỉ biết có đồng nào hay đồng đó, chứ giờ vứt đi thì đau thắt ruột. Hiện tại, người dân vẫn còn giữ một ít cá chết, chờ các cơ quan chức năng xuống kiểm tra, xác minh hiện trường và làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Riêng bên phía xã Hiệp Hòa, ông Châu Văn Hiệp, Chủ tịch Hội nông dân xã liên tục trong mấy ngày liền, từ sáng cho tới tối mịt, thống kê thiệt hại của bà con nông dân làng bè. Ông cho biết: “Bước đầu tiên, chúng tôi sẽ thống kê lại toàn bộ thiệt hại của người dân, số lượng, loại cá để phân loại cụ thể. Do đang trong quá trình thu thập thông tin nên chúng tôi chưa có con số chính thức về mức thiệt hại.

Theo đó, xã sẽ có trách nhiệm trong việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt như thế này, và sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho bà con nông dân”.

Nông Nghiệp Việt Nam, 06/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Ngô Trường
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:30 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:30 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:30 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:30 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:30 19/04/2024