Cá chình điện: Nguồn cảm hứng cho loại pin điện đầu tiên trên thế giới

Ngày nay, các nhà khoa học vẫn cần mẫn khám phá cách thức phóng điện đầy tinh vi của loài cá này để tạo ra một thiết bị điện tương thích với cơ thể sống.

cá chình điện
Cá chình điện vẫn là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học. Ảnh: cont

Nhà vật lý người Ý Alessandro Volta đã vận dụng các nguyên tắc điện hóa để phát minh ra loại pin đầu tiên vào năm 1800. Kể từ đó, các nhà khoa học đã có những cải tiến mới, nhưng pin hiện đại nhìn chung vẫn dựa trên nguyên tắc tương tự như của Volta: ghép nối các vật liệu với nhau có thể tạo ra phản ứng điện hóa và tận dụng các electron được hình thành từ đó để tạo ra công suất điện.

Trên thực tế, từ trước khi con người sử dụng pin nhân tạo, các loài cá điện, chẳng hạn như cá đuối điện (Torpediniformes) của Địa Trung Hải và đặc biệt là các loại cá chình điện nước ngọt của Nam Mỹ (bộ Gymnotiformes) đều có khả năng phóng điện. Những con cá điện là nguồn cảm hứng để Volta tiến hành những nghiên cứu ban đầu về pin.

pin volta

Các nhà khoa học hiện đại giờ đây đã chứng minh cá chình sử dụng cách tiếp cận tương tự như cách các tế bào thần kinh của chúng ta tạo ra xung điện, nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều.

Các tế bào chuyên biệt trong cơ quan điện của cá chình bơm các ion qua màng bán thấm để tạo ra sự chênh lệch điện tích giữa bên trong và bên ngoài màng. Khi các “cổng” cực nhỏ trong màng mở ra, các ion chảy nhanh từ bên này sang bên kia của màng, tạo ra dòng điện. Cá chình có thể đồng thời mở tất cả các “cổng” màng của nó theo ý muốn để tạo ra một luồng điện cực lớn, sau đó phóng vào con mồi.

Cá chình điện không giật chết con mồi; chúng chỉ gây choáng bằng điện trước khi tấn công. Một con cá có thể tạo ra hàng trăm volt điện (ổ cắm điện gia dụng ở Mỹ là 110 volt), nhưng điện áp của con cá không đủ để duy trì dòng điện (cường độ dòng điện) một thời gian đủ dài để giết chết các sinh vật. Mỗi xung điện từ một con cá chình chỉ kéo dài vài phần nghìn giây và có cường độ ít hơn 1 ampe. Nó chỉ tương đương 5% cường độ dòng điện trong gia đình.

Điều này tương tự như cách thức hoạt động của hàng rào điện, phát ra các xung điện cao áp trong thời gian rất ngắn với cường độ dòng điện rất thấp. Do đó, chúng gây sốc nhưng không đủ để làm chết gấu hoặc những loài động vật khác cố gắng vượt hàng rào. Nó cũng tương tự như súng điện Taser hiện đại, vận hành bằng cách nhanh chóng phát ra một xung điện áp cực cao (khoảng 50.000 volt) mang cường độ dòng điện rất thấp (chỉ vài miliampe).

Khoa học và Phát triển
Đăng ngày 15/05/2022
Hà Trang tổng hợp
Khoa học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 14:26 06/06/2023

Dự đoán giá tôm thông qua thiết bị máy học

Dự đoán xu hướng giá xuất nhập khẩu tôm Việt Nam bằng thiết bị máy học nghe tưởng chừng như “phi thực tế”.

Tôm thẻ
• 09:00 19/05/2023

Một số giải pháp công nghệ trong quản lý sức khỏe tôm nuôi

Từ những vấn đề về quản lý sức khỏe tôm nuôi và những thành tựu đã đạt được trong công nghệ kỹ thuật số hiện nay, thì việc ứng dụng các công nghệ AI, IoT trong nuôi trồng thủy sản nói chúng và trong quản lý sức khỏe tôm nói riêng là việc cần thiết.

AI
• 11:00 01/05/2023

Nhiệt độ và sự sống của cua biển

Một kết quả được công bố gần đây về sự tương quan giữa nhiệt độ với sự sống sót của cua biển (Scylla paramamosain) bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc.

Cua biển
• 11:03 24/04/2023

7 lợi ích cho sức khỏe của việc ăn cá không phải ai cũng biết

Ăn cá có nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường cơ bắp, giúp cải thiện thị lực cho đến trái tim khỏe mạnh… vì vậy nên ăn cá thường xuyên.

Cá hồi
• 12:27 09/06/2023

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Cá sấu
• 12:27 09/06/2023

Thu nhập khá với nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng

Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng trên hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định phát triển ngày càng mạnh.

Nuôi cá lồng
• 12:27 09/06/2023

Tìm kiếm đối tác kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi? Đăng ký Vietstock ngay!

Đối tác kinh doanh có thể giúp chia sẻ trách nhiệm, cung cấp những hiểu biết vô giá và hỗ trợ bạn trong suốt hành trình phát triển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp nói dễ hơn làm, giữa thế giới rộng lớn ngoài kia, thật khó để tìm được người bạn đồng hành phù hợp. Hãy để VIETSTOCK là cầu nối giúp bạn!

Công nghệ mới
• 12:27 09/06/2023

Thông tin mới vụ ném thuốc trừ sâu xuống hồ nuôi tôm để trả thù tình địch

Nghi vợ cũ quan hệ với quản lý hồ tôm, bị can đã ném thuốc trừ sâu làm chết 11,3 tấn tôm trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Ao tôm
• 12:27 09/06/2023