Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Global Change Biology cũng chỉ ra điều tương tự khi những loài cá có tế bào lớn và cá biển có khả năng chịu đựng và sinh sống trong môi trường nước có nồng độ oxy thấp hơn cá nước ngọt. Dựa trên những thông tin này, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán rằng loài động vật loài thủy sản nào đang gặp rủi ro do những thay đổi trong môi trường sống của chúng do sự nóng lên toàn cầu và các hoạt động của con người.
Để tìm câu trả lời, nhóm nghiên cứu đã phân tách các tác động khác nhau và tổng hợp dữ liệu về khả năng chống chịu với tình trạng thiếu oxy của 195 con cá. Khi phân tích dữ liệu, những con cá lớn hơn dường như dể bị stress hơn ở nồng độ oxy thấp, nhưng chỉ trong môi trường nước ấm. Khi nước lạnh, tác dụng bị đảo ngược.
Verberk cho biết: “Nhiều người nghĩ rằng tất cả các loài động vật đều có cùng kích thước tế bào, nhưng một số loài động vật có tế bào lớn, và một số loài có tế bào nhỏ, ngay cả trong cùng một loài. Có nhiều lợi thế khi có các tế bào nhỏ, đặc biệt là trong nước ấm. Ví dụ, các tế bào nhỏ có diện tích màng tương đối nhiều hơn, cần thiết để hấp thụ oxy từ môi trường xung quanh của chúng ”.
Giải thích cho nguyên nhân vì sao cá biển có thể sống ở môi trường có nồng độ oxy thấp hơn cá nước ngọt Verberk cho rằng : “Ở đại dương, nhiệt độ tương đối ổn định, nhưng ở nước ngọt, cá thường phải đối mặt với nhiệt độ cao hơn. Sự dao động của nhiệt độ ảnh hưởng đến sự biến động nồng độ oxy vì thế nồng độ oxy cũng lớn hơn ở các con sông và đặc biệt là ở các hồ, đặc biệt do sự hiện diện của tảo”.
Cá ngừ. Ảnh: cdn.wwf.ro
Oxy ở đại dương quan trọng như thế nào ?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhiệt độ đại dương tăng cũng ảnh hưởng đến nồng độ oxy của nó. Nước có nhiệt độ ấm hơn khó giữ oxy hơn, bên cạnh đó lượng nước giữ oxy có xu hướng nổi lên bên trên bề mặt chứ không hoà vào các tầng nước sâu ở bên dưới dẫn đến sự lưu thông oxy tổng thể không được cao ở các đại dương. Ngược lại, ở sông, kênh thì sự lưu thông oxy cân đối hơn.
Hiện tượng thiếu oxy ảnh hưởng đến các sinh vật như cá ngừ, cá hề, cá mập,... Những con cá cần oxy sẽ tiếp cận mặt nước gần hơn để có đủ oxy, và khả năng bị đánh bắt sẽ rất lớn. Vòng tuần hoàn oxy trong biển thay đổi cũng dẫn tới nồng độ nito và phốt pho trong nước thay đổi.
Việc thiếu hụt oxy đến từ hai tác nhân chính: Ô nhiễm và các biến đổi khí hậu. Việc để cho nước xả thải xả ra đại dương, cũng như lượng nito phát thải ra từ các nhiên liệu hoá thạch, sự phát triển của tảo biển dẫn tới gây cạn kiệt oxy trong nước. Dù 2% oxy bị thất thoát nghe có vẻ không lớn, tuy nhiên xét ở mức độ vĩ mô môi trường, nó mang một ý nghĩa rất lớn. Thiếu 2% oxy trong môi trường sống tương tự như ta đang leo lên một đỉnh núi Everest, và sẽ tới thời điểm mà độ cao ở đó giảm mất 2% lượng oxy, lúc bấy giờ ta sẽ thấy ngay sự khác biệt trong cơ thể.