Cá cơm bao tử Nhật 1 triệu/kg: Giải ngấy sau Tết

Là hàng xách tay từ Nhật, loại cá cơm bao tử nhỏ xíu, có hình dáng mỏng, trong suốt đang hút khách mua về ăn giải ngấy sau Tết mặc dù giá tới 1-2 triệu đồng/kg.

cá cơm bao tử khô
Cá cơm bao tử khô đắt đỏ, gần 1 triệu đồng/kg, vẫn hút khách mua

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Dương ở ngõ 188 Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, sau hai ngày đặt mua, cửa hàng vừa gửi đến cho chị 1,5kg cá cơm bao tử loại được sấy khô tới 70% với giá 950.000 đồng/kg để gia đình ăn đổi món giải ngấy.

Chị Dương cho biết, cách đây hơn một năm, chị và gia đình có đến đảo Enoshima (Nhật Bản) du lịch. Tại đây, họ được thưởng thức món cá cơm bao tử tươi - đặc sản nổi tiếng của đảo, tại một nhà hàng. Họ chế biến thành những món cực kỳ đơn giản như nướng, chiên, nhưng món ăn có mùi vị rất đặc biệt, lạ, không giống như cá cơm của Việt Nam. Ăn cá cơm bao tử một lần ở đây sẽ nhớ mãi.

"Từ lần đó, thỉnh thoảng tôi lại tìm nguồn để đặt mua cá cơm bao tử, nhưng hầu như chỉ đặt được loại cá cơm bao tử đã sấy khô. Còn loại cá cơm bao tử tươi do bảo quản khó, lại cực kỳ hiếm nên tôi chỉ nhờ được người xách về hộ từ Nhật Bản về được vài lần trong một năm với mức giá lên đến gần 2 triệu đồng/kg khi có dịp", chị Dương nói.

Sau Tết, các thành viên trong gia đình chị đều ngán thịt nên chị đặt mua cá cơm để làm mấy món như: súp, nướng, chiên đổi món cho cả gia đình.

"Bữa tối qua làm món cá bống chiên với trứng mà cả nhà đánh bay luôn, tôi phải đi chiên thêm đĩa nữa cho đủ ăn. Thế mà nãy con gái lại gọi điện kêu tối về làm tiếp món cá cơm chiên để ăn", chị Dương nói.

Chị Trần Việt Hà ở làng quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là fan ruột của món cá cơm bao tử này. Chị bảo, ở Nhật Bản, món cá này còn được ví như tôm hùm vì cá ăn rất lạ miệng, ngon không chê vào đâu được. Song, món cá này giá hơi đắt nên cả nhà phải ăn dè.

"Mấy ngày sau Tết này tôi hay đặt mua các loại cá, đặc biệt là món cá cơm bao tử, về ăn mới đưa cơm. Mua thịt thà thì nấu xong lại đổ đi bởi cả nhà chỉ ngồi nhìn chứ chẳng ai đụng đũa. Nhưng, nói thật là ăn món cá cơm bao tử ngon nhưng hơi đắt", chị Hà chia sẻ.

Trên thị trường, cá cơm bao tử hiện chủ yếu là các loại cá cơm được sấy khô, với hai loại phổ biến là cá sấy khô 70% và loại sấy khô hoàn toàn, với mức giá từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg tuỳ loại. Còn loại cá cơm bao tử tươi chỉ mua được qua đường xách tay, với số lượng cực kỳ hạn chế bởi loại cá này chỉ có theo mùa, lại rất khó bảo quản và vận chuyển.

Trao đổi với PV, anh Lê Huy Đông, chủ một cửa hàng chuyên về các loại thực phẩm nhập khẩu trên đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội) thừa nhận, dịp sau Tết này cá cơm bao tử cực kỳ hút khách. Có những ngày tại cửa hàng anh bán được tới 70-80kg cá cơm bao tử. Con số này tăng gấp cả chục lần những ngày trước đó.

Theo anh Đông, cá cơm bao tử ở Nhật Bản có tên gọi Shirasu và được coi là đặc sản nổi tiếng chỉ vùng Enoshima mới có. Dân trong vùng và du khách xếp loại cá cơm bao tử ngang hàng với tôm hùm vùng Maine và cua Dungeness vùng West Coast.

Anh cũng cho biết, đây là loại cá nhỏ, thân mỏng manh và trong suốt. Đặc biệt, loại cá này mới chỉ được 1 tháng tuổi nên thịt của chúng rất mềm, ngọt, giàu protein và canxi.

"Ngoại trừ giới nhà giàu sẵn tiền có thể mua về ăn đều đều, còn lại mọi người thường chỉ mua về nấu cháo cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, vào mùa đánh bắt chính, không ít người vẫn gọi điện đặt hàng loại cá cơm bao tử tươi về ăn thường xuyên", anh Đông chia sẻ.

Vietnamnet, 20/02/2016
Đăng ngày 20/02/2016
Lưu Minh
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:27 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:27 25/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:27 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:27 25/11/2024
Some text some message..