Cá đuối gai độc nước ngọt nhai thức ăn như một con dê

Nghiên cứu mới của đại học Toronto đã phát hiện ra một số cá đuối gai độc nước ngọt từ Amazon có cách nhai thức ăn như động vật có vú.

cá đuối gai độc
Con cá có hình thù kỳ lạ đến từ Amazon này đã phát triển tập tính nhai khác với động vật có vú, nhưng nó lại nhai thức ăn giống như một con dê. Ảnh: Đại học Toronto.

Sử dụng máy quay video tốc độ cao kết hợp quét CT, Matthew Kolmann, tiến sĩ vừa tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm Nathan Lovejoy của đại học Toronto Scarborough, phát hiện khi cá đuối gai độc nước ngọt (Potamotrygon motoro) ăn hàm của nó nhô ra khỏi sọ, cắn từ bên này sang bên kia.

p.m
P. motoro nhai chuyển thức ăn từ bên này sang bên kia (ảnh cắt từ video earthtouchnews.com)

"Điều đó khá bất thường khi bạn nghĩ về nó – con cá có hình thù kỳ lạ đến từ Amazon này đã phát triển những tập tính khác biệt động vật có vú, nhưng nó lại nhai thức ăn giống như một con bò hoặc một con dê", ông nói.

Kolmann đã đưa ra câu hỏi rằng P. motoro và họ hàng gần của nó, Potamotrygon orbignyi, ăn mồi như thế nào sau khi phát hiện 2 loài cá này ăn côn trùng thuỷ sinh duy nhất trong họ bao gồm cả cá mập, cá đuối Skate và những cá đuối khác.

Cá đuối gai độc nước ngọt có những cái vây bao bọc quanh đầu gọi là “đĩa”. Chúng bắt mồi bằng cách nâng phần trước của cái “đĩa” lên, giữ nước và con mồi ở phần dưới, trông giống một cái giác hút chân không. Một khi cá đuối bắt được con mồi, chúng vồ lấy bằng cách nhanh chóng nhô hàm ra, cắn và xé nhỏ con mồi.

“Chúng không thực sự sử dụng miệng để bắt mồi, điều này cho thấy phần miệng có thể nhô ra đó có một chức năngkhác biệt, có thể là là điều khiển kiểu nhai mồi mới lạ này”, Kolmann nói.

Kolmann ghi chú: nhai được cho là chỉ có ở động vật có vú - bao gồm con người – và là một trong những cải tiến chủ yếu cho sự hoàn thiện trong hơn 65 triệu năm qua. Nhai cho phép động vật có vú làm ấm máu (tạo nội nhiệt) thông qua nhiệt chuyển hoá từ những con mồi cứng hoặc dai khi nhai, bằng ngược lại sẽ bị hao hụt rất nhiều.

"Cả động vật có vú và cá đuối gai độc - hai nhóm ít liên quan với nhau - đã phát triển cùng một giải pháp để xử lý các nguyên liệu sinh học, đó là cách phá vỡ con mồi dai cứng", ông nói.

Cá đuối gai độc nước ngọt nhai thức ăn và ăn côn trùng vì chúng có ít sự lựa chọn trong quá trình tiến hoá, Kolmann nói. Khi chúng xâm nhập Amazon từ 20-40 triệu năm trước đây, ấu trùng côn trùng thủy sinh không chỉ phong phú mà còn bổ dưỡng, và khi trở thành côn trùng thì khó bị phá vỡ nên nhai rất cần thiết cho tiêu hóa. Ăn côn trùng có thể đã giúp cá đuối tránh cạnh tranh với các loài cá khác khi chúng di cư từ nước mặn vào vùng nước ngọt Amazon vốn đông đúc. Ông cho biết thêm chỉ một vài nhóm động vật khác đã có thể làm điều đó thành công.

Cả hai loài cá đuối gai độc nước ngọt trong nghiên cứu này được tìm thấy trong các hồ và sông khắp Amazon, từ cửa sông gần bờ biển phía đông Brazil và trong tất cả các nhánh sông tới chân đồi Andes ở Peru. Trong khi thức ăn của P. motoro gồm cả các loài cá khác, giáp xác như cua, tôm cũng như côn trùng, P. orbignyi chỉ ăn côn trùng.

Nghiên cứu nhấn mạnh khía cạnh thú vị của sự sống đa dạng trong tự nhiên, nhưng như Kolmann cũng chỉ ra đa dạng sinh học chưa được khám phá trong Amazon còn rất nhiều và đang bị đe dọa do hoạt động của con người.

"Khai thác mỏ và đắp đập đang đe dọa môi trường sống cá đuối ở Amazon. Quá trình này dời chỗ các dân tộc bản địa và phá hủy môi trường sống của động vật hoang dã," ông nói.

"Còn một loạt các động vật thú vị và kỳ lạ mà chúng tôi thậm chí còn chưa mô tả được và bằng nhiều cách, bảo tàng trở thành hộp thời gian cho đa dạng sinh học đang biến mất với tốc độ nhanh hơn chúng ta có thể nghiên cứu."

Cuộc nghiên cứu này, được tài trợ bởi Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Nghiên cứu Kỹ thuật của Canada (NSERC) và Hội Elasmobranch Mỹ, sẽ được công bố trong tạp chí Kỷ yếu của Hội Hoàng Gia B (the journal Proceedings of Royal Society B).

Nguồn: Đại học Toronto/Sciencedaily.com, Earthtouchnews.com
Đăng ngày 24/10/2016
HDTH (dịch)
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 07:26 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 07:26 03/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 07:26 03/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 07:26 03/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 07:26 03/02/2025
Some text some message..