Cá hải long - Loài cá vừa là loại thuốc quý vừa có thể làm vật cảnh

Có lẽ nếu bắt gặp một chú cá hải long trong tự nhiên, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là một loài cá ngựa nào đó bởi vẻ ngoài của chúng gần như mang tất cả đặc điểm của loài cá ngựa.

Cá hải long
Cá hải long có nhiều tên gọi thú vị

Cá hải long (tên khoa học là Doryichthys boaja) hay còn được gọi với những tên gọi khác dựa trên đặc điểm về ngoại hình của chúng như cá ngựa xương, cá ngựa nước ngọt, cá chìa vôi và cả rồng biển.

Loài cá này phân bổ chủ yếu ở hạ lưu các con sông lớn của khu Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia. Ở nước ta, cá hải long phân bổ tập trung ở hạ lưu sông Sài Gòn, Đồng Nai, đây cũng chính là hai nơi khai thác chính của loài cá này.

Về ngoại hình, cá hải long có màu trắng vàng hoặc màu nâu xám. Chúng sở hữu thân hình trải dài, phần giữa hơi to, phần đuôi nhỏ dần và uốn cong. Phần thân có một cái vảy lưng, chỗ cuối phần bụng có 1 lỗ nhỏ.

Ở phía trước đầu, cá hải long có một cái miệng dài như cái vòi, khoảng chừng 1-2cm. Một điều khá thú vị là chúng không có răng cùng với hai con mắt tròn và lõm sâu có khả năng phát quang khi di chuyển. 

Vị thuốc quý trong Đông y

Trong Đông y, cá hải long được coi là một vị thuốc quý bởi chúng chưa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, canxi, magie, phốt pho,... 

Khi còn tươi, thịt cá hải long rất thơm ngon và dồi dào dinh dưỡng. Cụ thể, chúng có lượng đạm, vitamin (niacin, B6), omega-3 và chất khoáng giúp tái tạo hồng cầu và kích hoạt hệ miễn nhiễm. Vì vậy Hải Long cũng rất thích hợp cho người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, xương khớp thoái hóa.

Những vị thuốc từ cá hải long được chế biến bằng cách lấy toàn thân của chúng bỏ ruột rồi phơi khô.

Cá hải long Cá Hải Long là một trong những dược liệu quan trọng trong bài thuốc 

Nhờ vào việc cá hải long vừa có vị mặn, ngọt; tính ấm nên chúng được sử dụng tương đối phổ biến trong trường hợp hỗ trợ tăng cường sức khỏe nam giới cũng như cải thiện tình trạng suy nhược, thiếu máu; giúp  xương cốt dẻo dai ở người bệnh.

Ngoài ra, cá hải long còn có tác dụng chữa trị một số bệnh ngoài da như mụn đinh râu, mụn nhọt bị sưng đau,...

Dù cá hải long có phần lành tính, nhưng nó không phải thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng cá hải long như một vị thuốc bổ trợ trong việc tăng cường hay cải thiện sức khỏe, chúng ta cần cân nhắc sử dụng một cách hợp lý. 

Cũng theo như Đông y, phụ nữ mang thai là đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng cá hải long như một vị thuốc.

Loài cá cảnh đến từ môi trường tự nhiên

Sở hữu ngoại hình độc đáo như thế nên chuyện cá hải long trở thành vật cảnh không có gì quá khó hiểu. Bởi không chỉ bắt mắt về mặt ngoài hình, chúng còn có kích thước rất phù hợp cho việc nuôi làm cảnh. Với bản tính hiền lành, cá hải long chỉ ăn những động vật nhỏ, điều này càng giúp chúng được lòng nhiều người sành chơi cá.

Song, loài cá này cũng không quá phổ biến trong giới nuôi cá cảnh. Nguyên do có thể là giá thành của chúng cũng tương đối cao (khoảng 100.000 đồng/con) và khâu chăm nom cá hải long không thực sự dễ dàng, nhất là đối với những người mới nuôi cá cảnh  bởi loài cá này đòi hỏi một môi trường sống khá khắt khe.

Cá hải longCá Hải Long từng được nhiều người chơi cá ưa chuộng

Trước đây, cũng có không ít người săn lùng cá hải long để làm vật cảnh nhưng vì điều kiện sống của chúng khó được đảm bảo trong môi trường nuôi nhốt nên từ đó, dần “vắng bóng” người có thú chơi cá cảnh tìm mua cá hải long.

Từ thập niên 90, cá chỉ có thể khai thác ngoài môi trường tự nhiên để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đến năm 1997, loài cá này đã được nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống nhân tạo (Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997), đây là tiền đề quan trọng giúp loài cá này tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Có thể thấy, cá hải long không chỉ có ngoại hình cùng nhiều tên gọi đặc biệt mà đây còn là loài cá mang lại giá trị về dinh dưỡng và sức khỏe rất cao cho con người. Trong tương lai, nếu chúng ta cải thiện và đáp ứng được những tiêu chuẩn sống trong môi trường nhân tạo của cá hải long, chắc chắn chúng sẽ là một loài cá cảnh đặc biệt thú vị.

Đăng ngày 28/01/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Sá sùng là loài hải sản chức năng

Gần đây một báo cáo của nhóm nghiên cứu người Trung Quốc cho thấy kinase thu được từ sá sùng giúp làm tan cục huyết khối ở mạch máu. Điều này mở ra hướng đi mới cho việc khai thác được các loài động vật có hiệu quả ứng dụng trong y học.

Sá sùng
• 10:35 23/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 10:28 18/09/2024

Cuộc thi ảnh video 2024: “Tép ơi! Chụp nào”

“Tép ơi! Chụp nào” là cuộc thi ảnh và video về những khoảnh khắc ấn tượng trong ngành thủy sản do Tép Bạc tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, nghề nghiệp và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của ngành thủy sản.

Mini game
• 21:00 16/09/2024

Hắc cấy là loài cá gì?

Hắc cấy một loài cá đắc đỏ và quý hiếm. Đây là loài cá có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, dẻo, ngọt thanh chứa rất nhiều chất quan trọng như DHA, omega-3, vitamin, protein,...cơ thể chúng với một màu đen huyền bí đem lại một cảm giác mới lạ cho người thưởng thức chúng.

Hắc cấy
• 09:41 11/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 05:40 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 05:40 01/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 05:40 01/10/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 05:40 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 05:40 01/10/2024
Some text some message..