Cá hồi biến đổi gene ở Mỹ gây tranh cãi

Chính phủ Mỹ chính thức thông qua kế hoạch sản xuất cá hồi biến đổi gene, động vật chỉnh sửa gene đầu tiên được dùng làm thức ăn cho con người.

cá hồi biến đổi gen
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho rằng cá hồi biến đổi gene an toàn và dinh dưỡng không kém các loài cá hồi tự nhiên. Ảnh: Reuters.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cá hồi được biến đổi dựa trên gene của hai loại cá khác nhằm thúc đẩy tốc độ sinh trưởng, là nguồn thức ăn an toàn và dinh dưỡng như mọi loài cá hồi Đại Tây Dương trong tự nhiên khác.

Quá trình nhân giống và nuôi lớn cá hồi biến đổi gene diễn ra ở các cơ sở an toàn trên đất liền thuộc Canada và Panama để ngăn những con cá hòa lẫn vào môi trường hoang dã.

AquaBounty, công ty sinh học đứng sau cá hồi biến đổi gene, cho biết quyết định phê duyệt của chính phủ Mỹ có tác động quan trọng, giúp cung cấp nguồn thức ăn lành mạnh và dinh dưỡng đến người tiêu dùng mà không phá hủy đại dương và các môi trường sống dưới biển khác.

Cá hồi biến đổi gene mang vật liệu gene lấy từ hai loài cá khác - cá hồi Chinook và cá nheo biển - cho phép chúng lớn nhanh gần gấp đôi cá hồi thông thường với lượng ăn ít hơn. Theo dự kiến, cá hồi biến đổi gene sẽ không có mặt ở các cửa hàng trong hai năm tới, FDA không biết chắc các cửa hàng bán lẻ có muốn bán loại cá này và người dân có chấp nhận nó hay không.

con cá hồi
Những người chỉ trích nhấn mạnh cá hồi biến đổi gene có thể gây hại cho môi trường. Ảnh: Reuters.

Những người chỉ trích cho rằng cá hồi biến đổi gene có thể gây hại cho môi trường và ngành công nghiệp đánh bắt cá hồi hoang dã. Lisa Archer, giám đốc chương trình thực phẩm và công nghệ của Tổ chức bảo vệ môi trường Friends of the Earth, phê phán quyết định của FDA là thiếu sót và vô trách nhiệm.

"Cá biến đổi gene không có chỗ trong bữa tối của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động để đảm bảo thị trường, từ người bán lẻ rau quả đến các nhà hàng, đứng về phía phần đông khách hàng không muốn ăn loài cá biến đổi gene chưa được nghiên cứu đầy đủ này", Archer nói.

Vnexpress, 21/11/2015
Đăng ngày 22/11/2015
Phương Hoa
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 03:47 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 03:47 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 03:47 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 03:47 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 03:47 08/11/2024
Some text some message..