Cá hồi Na Uy giá thành 10USD, sang Việt Nam bán giá gấp 3 lần: Vấn đề đáng suy nghĩ cho thủy sản Việt

Thủy sản xuất khẩu như cá hồi của Na Uy có giá thành khoảng 10 USD, nhưng bán ở thị trường Việt Nam với giá 30 USD. Đây là vấn đề rất đáng suy nghĩ đặt ra cho thủy sản Việt Nam.

Ao cá tra
Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: GreenFeed Việt Nam

Cá hồi Na Uy và thủy sản Việt Nam 

Câu chuyện của thủy sản Na Uy đã trở thành tâm điểm tại Hội thảo Phát triển chuỗi liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt Nam, do Bộ NNPTNT phối hợp Báo Tuổi Trẻ, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) tổ chức taị TP.Vũng Tàu, ngày 31/3.

Na Uy hiện là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Có một đặc điển đáng lưu ý, Việt Nam xuất khẩu thủy sản về sản lượng gấp 3 lần Na Uy (9 triệu tấn so với 2,9 triệu tấn). Thế nhưng, giá trị xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 2/3 Na Uy (11 tỷ USD so với 15 tỷ USD).

Tại hội thảo, ông Asbjon Warvik Rortveit – Giám đốc khu vực Đông nam Á của Hội đồng thuỷ sản Na Uy, nhấn mạnh đến hiệu quả của việc phát triển chuỗi giá trị thuỷ sản nuôi trồng Na Uy.

Ông Asbjon Warvik Rortveit cho biết cá hồi, cá thu, cá tuyết là các mặt hàng có giá trị lớn trên thị trường xuất khẩu. Ở Na Uy, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 45%, nhưng giá trị mang lại đến 75% so với thủy sản đánh bắt.

Đơn cử trong chuỗi giá trị con cá hồi, Na Uy rất chú tâm vào hệ sinh thái nuôi trồng, và sức khỏe loài cá trong các hoạt động chăn nuôi trên biển.

Việc tiếp theo là tập trung vào chuỗi, nhằm mang đến giá trị cao nhất. Thủy sản xuất khẩu như cá hồi của Na Uy có giá thành khoảng 10 USD, nhưng bán ở thị trường Việt Nam với giá 30 USD.

Asbjon Warvik RortveitÔng Asbjon Warvik Rortveit – Giám đốc khu vực Đông nam Á của Hội đồng thuỷ sản Na Uy. Ảnh: Doisongphapluat.com

Chìa khóa thành công của cá hồi Na Uy ở việc áp dụng chặt chẽ các quy định trong phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. "Sản phẩm thủy sản Na Uy có danh tiếng toàn cầu, và chúng tôi nỗ lực duy trì giá trị này", ông Asbjon Warvik Rortveit cho biết.

Cách nào nâng tầm thương hiệu thuỷ sản Việt Nam?

Ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Công ty Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, cho rằng câu chuyện rút ra từ bài học của Na Uy là xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thuỷ sản Việt Nam.

Ông Hoàng Anh kể, không chỉ Na Uy mà nhiều nước có nghề thủy sản phát triển, cho thấy cấu trúc chuỗi giá trị của họ rất khác Việt Nam. Các nước rất tự tin về chất lượng khi đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

Thủy sản Việt Nam cũng mong muốn phát triển liên kết chuỗi và nâng tầm giá trị nhưng kết quả chưa cao.

Ông Hoàng Anh lấy ví dụ với ngành tôm, trong 10 năm qua, Việt Nam cứ loay hoay quanh mức 3-4 tỷ USD. Với tốc độ trượt giá thời gian qua, rõ ràng người nuôi tôm đang sống trên đống nợ, chứ không bằng giá trị gia tăng.

Cũng theo ông Hoàng Anh, để phát triển chuỗi liên kết và nâng tầm thương hiệu thuỷ sản Việt Nam, trước hết phải bắt đầu từ niềm tin. Đó là niềm tin của tất cả các mắc xích trong chuỗi.

Việc thứ hai, muốn nâng tầm thương hiệu phải ổn định chất lượng, sản lượng, thông qua quy hoạch. Quy hoạch sẽ giúp hiểu rõ việc sản xuất đang theo quy trình nào.

Tại Hội thảo, ông Trần Công Khôi - Vụ phó Vụ Nuôi trường thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết thủy sản có đầy đủ quy hoạch ngành, cho từng vật nuôi và ở từng địa phương. Đây là cơ sở cho thủy sản phát triển, nhấ là thủy sản nuôi trồng.

Chế biến tômChế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp tỉnh Cà Mau. Ảnh: Kinh tế nông thôn

Theo ông Khôi, dù luật quy hoạch và đang được các địa phương triển khai, nhưng quy hoạch thủy sản vẫn là cơ sở khoa học để ngành tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, có một thực tế là ngành kinh tế khác phát triển đến đâu thì thủy sản thu hẹp tới đó. Vì thế, ông Khôi mong muốn các địa phương cần quan tâm để cân đối, hài hòa giữa giữa các ngành, như giữa thủy sản với du lịch.

"Khi các tỉnh tích hợp thủy sản vào quy hoạch địa phương, thì sẽ có không gian cho phát triển của ngành này", ông Khôi chia sẻ.

Dân Việt
Đăng ngày 31/03/2023
Nguyên Vỹ
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:07 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:07 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:07 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:07 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 15:07 24/11/2024
Some text some message..