Cá lồng bè ở hồ thủy điện Sông Tranh 2 chết liên tục

Khoảng nửa tháng nay, hơn 10 hộ dân nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (xã Trà Đốc, Bắc Trà My) lo lắng vì cá chết liên tục.

Ếch nuôi
Ếch nuôi cũng chết hàng loạt.

Ông Trần Văn Mạo (50 tuổi, xã Trà Sơn, Bắc Trà My) nuôi 40 lồng cá gồm các loại cá lăng, diêu hồng, rô phi, cá chình, ếch… ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.

Ông Mạo cho biết, cá nuôi phát triển rất tốt nhưng từ cuối tháng 6 đến nay, khi mực nước hồ xuống thấp thì liên tục chết trắng lồng bè, trong đó cá diêu hồng, ếch chết nhiều nhất. Trung bình sau một đêm, ông vớt hơn 50kg cá đi tiêu hủy. Cá trước khi chết có những triệu chứng như nổ mắt, trắng đuôi...

“Tôi đã tiêu hủy hơn 1 tấn cá các loại. Các năm trước cá nuôi trong lồng bè cũng có chết nhưng không đáng kể. Năm nay cá chết số lượng lớn và chưa rõ nguyên nhân, gia đình thua lỗ nặng” - ông Mạo nói.


Người dân vớt cá chết đi tiêu hủy.

Tương tự, ông Trần Thanh Tuấn (45 tuổi, xã Trà Sơn) cũng nuôi hơn 40 lồng cá (diêu hồng, rô phi, cá lóc...) và mỗi ngày vớt khoảng 1 tạ cá chết đi tiêu hủy. Năm nay ông đầu tư gần 500 triệu đồng mua cá giống thả nuôi. Hơn nửa tháng nay cá chết liên tục.

“Tính đến nay 1/4 cá nuôi của gia đình tôi chết không rõ nguyên nhân. Các hộ nuôi cá ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 mong muốn ngành chức năng kiểm tra tìm nguyên nhân, giúp người nuôi hạn chế thiệt hại” - ông Tuấn nói.

Theo người dân, không những cá nuôi mà một số loài cá tự nhiên trong hồ thủy điện như rô phi, cá chép cũng chết trôi dạt vào bờ.

Ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My cho biết, hiện trên lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có 16 hộ nuôi cá lồng bè. Phòng đã nắm được nguyên nhân dẫn đến cá chết bất thường, đó là do mưa dông cộng với lượng phù sa trên núi đổ về khiến nhiệt độ dưới lòng hồ nóng lên làm thiếu ô xy.

“Ngành nông nghiệp huyện đã khuyến cáo người dân sử dụng máy bơm ô xy và di chuyển các lồng bè cách xa nhau để đảm bảo lượng ô xy cho cá” - ông Thiệu nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 20/07/2020
Thanh Thắng
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 19:18 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 19:18 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 19:18 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:18 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 19:18 25/11/2024
Some text some message..