Cá lồng bè trên sông Chà Và lại chết, ngư dân đổ nợ

Những ngày gần đây, tình trạng cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại tiếp tục chết khiến ngư dân nơi đây đứng ngồi không yên. Hiện tượng cá chết đã diễn ra gần 2 năm nay nên nhiều hộ dân điêu đứng. Trong khi đợi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì người dân cho rằng nguyên nhân khiến cá chết là do nhà máy chế biến hải sản tái diễn tình trạng xả thải lén lút gây ô nhiễm nguồn nước.

lồng bè cá biển
Ngư dân vớt cá nuôi lồng bè bị chết trên sông Chà Và

Cá, tôm đều chết

Khu nuôi trồng thủy hải sản ở chân cầu Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu hiện có 300 hộ nuôi cá với 6.000 lồng. Mới chớm vào mùa mưa, cá nuôi của ngư dân xã Long Sơn lại bị chết trắng bè mà chưa rõ nguyên nhân. Sáng 8-4, theo ghe của một ngư dân, chúng tôi ra bè của ông Phan Hoàng Sơn (tiểu khu 4) thì được biết tình trạng tôm, cá bỏ ăn và chết diễn ra từ nhiều ngày nay. Gia đình ông mới nhập về hơn 50.000 cá chim trắng giống, chỉ sau vài ngày, nửa số cá giống nêu trên đã nổi trắng mặt nước. Mỗi con cá chim trắng giống có giá 9.000 đồng, giờ đây, số tiền hàng trăm triệu đồng của gia đình ông Sơn đã theo con nước cuốn trôi. Không chỉ cá giống, mà loại cá từ 0,5-0,7kg được nuôi cách đây vài tháng đang chờ thu hoạch cũng bỏ ăn và ngửa bụng phơi trên mặt nước.

Ngay sát bè của ông Sơn, ông Trương Văn Lợi cùng con trai Trương Văn Chinh đang ngụp lặn xuống đáy lồng để vớt những con tôm càng xanh bị chết chìm xuống dưới đáy. Theo ông Lợi, từ đầu năm 2017, ông nhập 12.000 con tôm càng xanh giống với giá 9.000 đồng/con. Ấy vậy mà chỉ trong mấy ngày gần đây, tôm chết liên tục khiến vợ chồng con cái đứng ngồi không yên bởi toàn bè chỉ còn trên dưới 2.000 con. Chẳng những vậy, hơn 20.000 con cá chim trắng giống cũng chết dạt thành từng mảng nổi trên mặt nước khiến ông rất đau lòng nhưng cũng đành vớt lên vứt bỏ. Nghĩ tới số tiền vay nợ gần 500 triệu đồng để mua cá giống, thức ăn chăn nuôi, vợ chồng ông không khỏi buồn rầu.

Đây không phải là lần đầu tiên diễn ra tình trạng cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và bị chết. Tháng 9-2015, hàng trăm tấn cá của bà con ngư dân bị chết hàng loạt khiến ngư dân thiệt hại hơn 18 tỷ đồng. Kết quả báo cáo của Viện Môi trường - Tài nguyên (ĐH Quốc gia TPHCM) kết luận 76% nguyên nhân cá chết là do các nhà máy chế biến hải sản xã Tân Hải đã xả thải ra môi trường và sau đó người dân đã dựa vào kết quả này để yêu cầu các doanh nghiệp bồi thường thiệt hại. Vụ việc đang được TAND tỉnh BR-VT giải quyết ở cấp phúc thẩm.

Đến năm 2016 lại tiếp tục xảy ra hai đợt cá lồng bè bị chết hàng loạt, tổng thiệt hại khoảng 37 tỷ đồng (như Báo SGGP đã phản ánh). Nguyên nhân được xác định do một số yếu tố, trong đó có nguyên nhân môi trường bị ô nhiễm, thiếu oxy gây ra hiện tượng cá chết. Người dân chỉ được hướng dẫn để theo dõi nhằm hạn chế thiệt hại.

Các nhà máy vẫn lén lút xả thải?

Theo phản ánh của bà con ngư dân, nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá chết trong nhiều năm liền như trên là do việc các nhà máy chế biến hải sản xã Tân Hải, huyện Tân Thành đã xả thải không qua xử lý ra môi trường khiến môi trường nước sông Chà Và bị ô nhiễm. Nhiều lần người dân ở ngay khu vực đầm chứa thải của các nhà máy và cả người dân nuôi cá lồng bè phản ánh tới cơ quan chức năng của tình nhưng vụ việc không được giải quyết triệt để.

Tại cống số 6 (xã Tân Hải, huyện Tân Thành), nơi dẫn nước đầm chứa thải của các nhà máy chế biến hải sản chảy ra sông có màu nước tím ngắt và mùi hôi thối nồng nặc bốc ra xung quanh đầm. Một số người dân quả quyết ngoài tình trạng ô nhiễm lâu năm tích tụ thì việc các nhà máy hoạt động vẫn lén lút xả thải đã khiến môi trường nước trở nên như vậy.

Ông Phan Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở TN-MT lý giải hiện tượng nước đầm chứa thải chuyển thành màu tím, bốc mùi thối là do hiện tượng tảo nở hoa, nguồn ô nhiễm là do trầm tích từ lâu tích tụ kéo dài trong nhiều năm nhưng chắc chắn nếu không có nguồn thải từ các nhà máy chế biến hải sản thì nước sông không thể ô nhiễm như vậy. Vì thế, UBND tỉnh BR-VT vừa có công văn tạm ngưng hoạt động của Công ty TNHH thủy sản Hòa Thắng vì hành vi xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường. UBND tỉnh cũng giao Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cử cán bộ chuyên môn tiến hành khảo sát, ghi nhận diễn biến tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản của người dân trên sông và đơn vị này đã phối hợp Chi cục Thú y tiến hành lấy mẫu cá và mẫu nước tại các hộ nuôi có cá chết để gửi cơ quan chuyên môn xét nghiệm tìm nguyên nhân vụ việc.

Kế hoạch di dời các cơ sở chế biến hải sản ra xa khu vực nuôi trồng thủy sản của người dân xã đảo Long Sơn tuy có nhưng triển khai quá chậm và trong khi chờ thì người dân nơi đây đang phải đối mặt với cảnh nợ nần, trắng tay vì cá chết!

Sài Gòn Giải Phóng, 09/04/2017
Đăng ngày 11/04/2017
Nông Ngân
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 12:44 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 12:44 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:44 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 12:44 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 12:44 10/11/2024
Some text some message..