Cá mập vây đen chào đời tại Bảo tàng Hải dương học

Một con cá mập vây đen nuôi ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang vừa sinh được ba cá con. Cá con nặng khoảng 0,7kg, dài khoảng 45cm. Tuy nhiên, một con đã chết trong hồ nuôi của bảo tàng.

cá mập đen
Ông Chu Anh Khánh chỉ cá mập mẹ đã sinh con chiều qua. Hiện có ba con cá mập đen (hai con cái và một con đực) được nuôi trong hồ  - Ảnh: Tiến Thành

Chiều 2-5, ông Chu Anh Khánh - phó trưởng phòng kỹ thuật nuôi sinh vật biển, Bảo tàng Hải dương học - cho biết thông tin này. 

Theo ông Khánh, quá trình cá mẹ sinh sản gặp rất nhiều khó khăn. “Khi cá mập con đầu tiên chào đời thì cá mập bố đuổi theo cắn cá mẹ, lập tức cán bộ phòng kỹ thuật phải vớt cá con đưa vào hồ dưỡng. Tới lượt cá mập con thứ ba được vớt ra khỏi hồ thì chúng tôi phát hiện sức khỏe của nó không tốt. Các cán bộ phòng kỹ thuật nuôi đã tập trung cấp cứu nhưng không kịp” - ông Khánh kể. Hiện hai cá mập con được chăm sóc trong hồ thuần dưỡng và sức khỏe đã ổn định.

Được biết, đây là lần thứ hai cá mập vây đen sinh sản tại hồ nuôi của Bảo tàng Hải dương học. Trước đó, ngày 21-5-2009 cá mập vây đen đã sinh được 6 cá con. 

Theo Viện Hải dương học Nha Trang, loài cá mập vây đen (Carcharinus melanopterus) là loài nhiệt đới, sống ở vùng nước nông, các rạn san hô (ở độ sâu chỉ vài mét, ít khi xuống sâu hơn), phân bố rộng ở vùng trung tâm và Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương (kể cả phía đông Địa Trung Hải), chiều dài có thể đạt đến 1,8m.

hai con cá mập
Hai cá mập con được chăm sóc trong hồ thuần dưỡng - Ảnh: Tiến Thành

theo dõi cá mập
Ông Khánh theo dõi sức khỏe của cá mập con - Ảnh: Tiến Thành

Báo Tuổi Trẻ, 02/05/2014
Đăng ngày 03/05/2014
Tiến Thành
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 06:40 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 06:40 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 06:40 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 06:40 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 06:40 15/11/2024
Some text some message..