Cà Mau: Dân đào bới đất rừng nuôi tôm công nghiệp

Gần một tháng nay, dư luận ở xã Tân Ân bức xúc trước việc nhiều hộ dân (trong đó có cả cán bộ xã) tự ý đào bới đất rừng để nuôi tôm công nghiệp, nhưng chính quyền có dấu hiệu bất lực?

Cà Mau: Dân đào bới đất rừng nuôi tôm công nghiệp
Những ao tôm đang trong giai đoạn hoàn thiện.

mặc dù UBND tỉnh Cà Mau đã có chủ trương không quy hoạch và phát triển mới diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên diện tích rừng ngập mặn, vùng nuôi tôm sinh thái. Thế nhưng, hiện nay, tại ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, (H. Ngọc Hiển, T. Cà Mau) vẫn có rất nhiều hộ dân tự ý đào bới đất rừng – vùng nuôi tôm sinh thái để nuôi tôm công nghiệp.

Trong số hộ tự ý đào bới đất rừng, có phần diện tích đất do ông Nguyễn Tuấn Vũ, Bí thư xã đoàn Tân Ân đứng tên sở hữu. Việc làm này, đã khiến cho dư luận địa phương bất bình.

Một hộ dân sống ở ấp Xẻo Mắm cho biết, tình trạng tự ý đào bới đất rừng đã diễn ra hơn một tháng nay. “Khi mới đào bới, tôi thấy có cán bộ xã xuống lập biên bản, nhưng đến nay họ vẫn đào bới đất để làm đầm tôm công nghiệp mà chưa thấy cơ quan chức năng xử lý. Đầm tôm của gia đình ông Vũ đang trong giai đoạn hoàn thiện khâu lắp đặt thiết bị”, một hộ dân cho biết.

Ghi nhận của PV Báo NNVN, tại hiện trường, nhiều diện tích đất rừng – vùng nuôi tôm sinh thái bị đào bới, san lắp thành đầm tôm. Cơ giới thì vẫn hoạt động, nhưng không thất bóng dáng của cơ quan chức năng đến ngăn chặn.

Trước đó, ngày 30/5/2018, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đã có văn bản số 1313/SNN-TS gửi các huyện như, Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển và Phú Tân về việc nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong rừng ngập mặn và vùng nuôi tôm sinh thái. Theo đó, thời gian qua, việc quản lý quy hoạch nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ.

Việc phát triển nuôi trong diện tích rừng ngập mặn và vùng nuôi tôm sinh thái còn xảy ra ở nhiều nơi, gây không ít khó khăn cho việc quản lý, bảo vệ rừng và tác động lớn đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Điều này, đã ảnh hưởng xấu đến vùng nuôi tôm sinh thái được chứng nhận, làm cho người nuôi tôm sinh thái phản ứng gay gắt, nhiều nơi dẫn đến khiếu kiện.

Nội dung văn bản nêu rõ: “Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với phát triển bền vững nghề nuôi tôm. Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân và Đầm Dơi không quy hoạch và phát triển mới diện tích nuôi thâm canh, siêu thâm canh trên diện tích rừng ngập mặn, vùng nuôi tôm sinh thái”.


Văn bản không cho mở rộng diện tích đất rừng để nuôi tôm công nghiệp.

Văn bản chỉ đạo là vậy, nhưng thực tế tại địa phương đang diễn ra những điều ngược lại, khiến cho dư luận địa phương buộc phải đặt nghi vấn, liệu chính quyền địa phương có bất lực hoặc cố tình bao che để người dân tự ý đào bới đất trái pháp luật?

Dư luận địa phương cho rằng, việc lập biên bản các hộ vi phạm rồi xử phạt VPHC vài triệu đồng chỉ làm chứng cứ để “đối phó”. Nếu làm đúng chức trách về việc quản lý của cơ quan Nhà nước thì khi phát hiện sai phạm, ngoài việc lập biên bản, xử lý hành chính thì cấp có thẩm quyền phải có động thái mạnh như buộc hộ dân phải trả lại nguyên trạng ban đầu và không được tái phạm. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa đưa ra biện pháp cứng rắn trước việc này.

Để rõ hơn về sự việc này, PV đã có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Ân và được ông thừa nhận: “Sự việc đào bới đất rừng có xảy ra trên địa bàn xã. Tuy nhiên, xã đã có lập biên bản sự việc và báo cáo về huyện rồi”.

Khi PV đặt vấn đề trường hợp của ông Vũ ủy quyền cho người em trực tiếp quản lý phần đất do ông đứng tên sở hữu có dấu hiệu lách luật không? Vấn đề này ông Nam cho hay: “Lách gì thì tôi không biết, nhưng ông Vũ đã ủy quyền cho em ông ấy làm. Chúng tôi đã lập biên bản đào bới đất rừng, biên bản VPHC và xử phạt đều là tên của em ông Vũ. Chứ nếu là tên ông Vũ thì cơ quan đã xử kỷ luật rồi. Không riêng gì trường hợp ông Vũ, nhiều trường hợp khác chúng tôi đã xử phạt đúng quy định. Làm sai thì chúng tôi phạt”.

Theo lời ông Nam nói, khi lập biên bản thì cán bộ buộc hộ vi phạm phải trả lại nguyên trạng ban đầu. Còn nếu, hộ đó tiếp tục vi phạm nữa thì báo cáo về trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tình trạng đào bới đất rừng ở Tân Ân vẫn đang diễn ra.

Phải chăng, chính quyền xã Tân Ân cố tình bao che cho cán bộ vi phạm? Bởi theo ông Nam, trong số những hộ dân vi phạm, có trường hợp của ông Vũ nhưng ông này lại ủy quyền cho người em làm thay.

NNVN
Đăng ngày 23/05/2019
Trọng Linh
Môi trường

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 03:44 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 03:44 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 03:44 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:44 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 03:44 24/04/2024