Cà Mau: Để nuôi tôm siêu thâm canh phát triển

Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm. Hiện tại tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm là 280.849 ha, trong đó phát triển nhiều loại hình nuôi tôm như: nuôi siêu thâm canh (ứng dụng công nghệ cao) diện tích 2.020 ha; nuôi thâm canh diện tích 10.290 ha; nuôi quảng canh cải tiến diện tích gần 130.157 ha; diện tích còn lại nuôi tôm quảng canh truyền thống.

Cà Mau: Để nuôi tôm siêu thâm canh phát triển
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh đang được nhiều nông dân Cà Mau quan tâm

Trong thời gian qua nuôi tôm siêu thâm canh trên ao lót bạt ở Cà Mau đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều mô hình nuôi đạt được năng suất cao đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tỷ lệ nuôi thành công đạt khoảng 80-90%, năng suất nuôi đạt từ 40-50 tấn/ha/vụ (quy đổi), mỗi năm có thể nuôi 3-4 vụ, năng suất có thể đạt tới 120-150 tấn/ha/năm.

Qua kết quả điều tra, khảo sát tại Cà Mau phục vụ cho điều chỉnh quy hoạch ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Cà Mau đến năm 2020, TS Nguyễn Văn Hảo - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS II cho rằng đây là mô hình đột phá, rất có triển vọng để phát triển trong tương lai. Vì thế, nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt hiện nay được đánh giá là nghề có nhiều tiềm năng và là mũi nhọn trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau được áp dụng theo nhiều quy trình kỹ thuật nuôi như: nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, công nghệ CP, công nghệ Biofloc kết hợp tuần hoàn nước, nuôi tôm 02 giai đoạn, 03 giai đoạn… Mật độ nuôi từ 200 – 300 con/m2, ao nuôi chủ yếu được thiết kế theo 02 dạng (trong nhà kính và ngoài trời) và được lót bạt toàn bộ hệ thống ao nuôi.

Để nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian tới phát triển bền vững, tỉnh Cà Mau cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Quy hoạch các vùng nuôi tôm chuyên canh theo các loại hình dựa trên các luận chứng khoa học, đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội từng vùng và phù hợp với xu thế chung của thị trường tiêu thụ.

- Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới phát triển mô hình sản xuất công nghệ cao, tạo bước đột phá trong nuôi tôm.

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh, lồng ghép với cơ chế, chính sách của Trung ương để hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi và chế biến xuất khẩu ngành hàng tôm; cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các quy trình công nghệ mới, công nghệ vi sinh, thân thiện môi trường vào trong sản xuất tôm giống và nuôi thương phẩm, nhất là quy trình nuôi tiết kiệm nước, ít thay nước; đảm bảo cung cấp đủ nguồn giống tôm chất lượng cao, kháng bệnh đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi.

- Tăng cường công tác tập huấn, phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân bằng nhiều hình thức; chú trọng đến mô hình lớp học tại hiện trường, nhằm phát triển, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả và bền vững.

- Củng cố và thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất để làm cơ sở thực hiện mới liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, gắn kết các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Tăng cường quản lý vùng nuôi, giám sát thực hiện khung lịch thời vụ; kiểm tra, đánh giá, thống kê, phân loại các cơ sở nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, vật tư; giám sát chất lượng theo quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động nuôi tôm.

TTKNQG
Đăng ngày 28/04/2019
Trần Thanh Hải
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 09:20 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 09:20 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 09:20 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 09:20 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:20 29/03/2024