Cà Mau khẩn trương ứng phó hạn mặn

Hiện nay, thời tiết diễn biến thất thường, hạn mặn, nắng nóng kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất và đời sống của người dân.

chỉ đạo
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử (giữa) khảo sát thiệt hại do hạn mặn tại ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình.

Hiện có hàng ngàn héc-ta lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng khô hạn; Sụp lún ở nhiều nơi; Nước sinh hoạt của người dân cũng gặp nhiều khó khăn... Ngành chức năng tỉnh đã tích cực vào cuộc nhằm tìm giải pháp hướng dẫn người dân ứng phó. UBND tỉnh vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát thực tế nắm tình hình và chỉ đạo kịp thời cho ngành chức năng, chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng.

Bài học đắt giá cho vụ lúa 

Theo báo cáo của Sở NN&PTNN tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh có hơn 6.500 ha lúa bị thiệt hại do hạn hán, xâm mặn và đa phần có mức thiệt hại từ 70%. Dự báo trong thời gian tới, có khoảng 100 ha lúa đông xuân đang trong giai đoạn làm đòng sẽ bị ảnh hưởng.

Trồng lúa trên đất nuôi tôm là mô hình có tính ổn định và bền vững, tuy nhiên, thiệt hại vụ lúa năm nay ở một số xã trên địa bàn huyện Thới Bình là lời cảnh tỉnh đối với người dân về tập quán và quan điểm sản xuất. Việc đa phần người dân chọn giống và thời điểm xuống giống theo kinh nghiệm mà ít quan tâm đến khuyến cáo của ngành chức năng đã làm cho thiệt hại về lúa năm nay tăng lên. Bài học từ thiệt hại vụ lúa năm 2016 do hạn, mặn vẫn chưa thực sự cảnh tỉnh được người dân.

Kiểm tra tình hình thiệt hại do thiên tai tại 2 huyện bị ảnh hưởng nặng nhất là Thới Bình và Trần Văn Thời, đoàn công tác của UBND tỉnh Cà Mau do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử làm trưởng đoàn, đã chỉ ra nhiều vấn đề bất cập trong sản xuất hiện nay. Diện tích lúa - tôm của huyện Thới Bình năm nay hơn 18.600 ha, đã có 10 ngàn héc-ta bị thiệt hại, trong đó hơn 5.700 ha thiệt hại trên 70%. Điều đáng nói là những diện tích bị thiệt hại đa phần đều thuộc diện tích trồng lúa mùa địa phương, giống Một bụi đỏ. Đây là những giống ngành không khuyến cáo sử dụng sau thiệt hại của vụ mùa năm 2016. Trong khi đó, các giống lúa được khuyến cáo sử dụng như ST20, ST24 ít bị thiệt hại, nhưng người dân khu vực này chưa thực sự quan tâm vì nhiều lý do.

Bà Trịnh Hồng Đào, ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, cho biết: “Tôi trồng giống Một bụi đỏ năm rồi vẫn cho năng suất tốt, năm nay hạn sớm mất trắng. Hơn 13 công lúa đến thời điểm này bỏ luôn chứ không gặt vì mỗi công chỉ được 1-2 giạ, không đủ tiền mướn gặt”. Không chỉ hộ bà Trịnh Hồng Đào mà hầu như các hộ dân trong ấp trồng giống lúa này đều bị thiệt hại tương tự.

Trưởng ấp Quyền Thiện Huỳnh Công Thành cho biết: “Năm nay, những hộ sử dụng lúa ngắn ngày đều ít bị ảnh hưởng, trong khi những hộ dùng giống Một bụi đỏ gần như mất trắng. Lý do là trước đây giống Một bụi đỏ phù hợp. Tập quán của người dân là khi sử dụng giống nào hiệu quả là tiếp tục chọn, ít chịu thay đổi dù có được khuyến cáo. Thiệt hại năm nay là bài học thực tế. Hiện có nhiều hộ chủ động xin vào tổ hợp tác, trong khi trước đó vận động họ không đồng ý”.

Tổ chức lại sản xuất để ứng phó hạn, mặn 

Diễn biến hạn hán, xâm mặn đã được cảnh báo từ trước đó, ngành chức năng khuyến cáo người dân chuyển đổi giống lúa mùa địa phương, giống Một bụi đỏ sang các giống ngắn ngày năng suất cao và ít bị ảnh hưởng của hạn, mặn, nhưng vì nhiều lý do người dân vẫn không chuyển đổi.

Sau khi khảo sát thực tế ở các hộ dân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhận định sơ bộ lý do người dân chỉ “trung thành” với gống lúa "quen thuộc": Đa số hộ dân cho rằng họ đã sử dụng giống lúa trên từ lâu trên đất nuôi tôm thấy hiệu quả nên không muốn thay đổi. Những giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày như ST20, ST24 chi phí sản xuất cao hơn và chưa thấy đầu ra...

Điều này cũng cho thấy công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sản xuất chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. 

Trước thực tế trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo trong chuyến khảo sát là địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động, đồng thời kịp thời có kế hoạch, phương án chuyển đổi sản xuất phù hợp cho người dân. Phải thay đổi phương thức, tập quán sản xuất của người dân, cũng như có những hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật trồng các giống lúa ngắn ngày như ST20, ST24. Phát huy vai trò của các HTX ở địa phương. Ngành chức năng cũng đã hướng dẫn thực hiện liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng nguồn lúa giống và đầu ra sản phẩm ổn định cho nông dân.

Cần cho người dân thấy việc tham gia vào các tổ sản xuất, HTX là cần thiết. Giám đốc HTX Dân Phát Trịnh Hoàng Cung cho biết: “HTX mới thành lập chưa lâu, lúc đầu vận động người dân tham gia sản xuất theo mô hình HTX rất khó khăn, nhưng hiện nay nhiều hộ bắt đầu chủ động xin vào. Năm 2019, tình hình chung là thời tiết diễn biến phức tạp, nhưng các thành viên HTX được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ chọn giống lúa phù hợp nên một số hộ dù có thiệt hại nhưng không đáng kể, còn lại đều hiệu quả”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh, sau chuyến khảo sát, UBND tỉnh sẽ có công văn chỉ đạo khắc phục, ứng phó với thiệt hại do thiên tai. Trước mắt, ngay thời điểm này, đề nghị Sở NN&PTNT khẩn trương rà soát tình hình thiệt hại lúa - tôm khi còn hiện trạng để đề xuất phương án khắc phục, hỗ trợ (nếu cần thiết) cho UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, cần có phương án, giải pháp hướng dẫn người dân khắc phục sớm nhất (ngay trong tuần sau).

"UBND huyện Thới Bình tập trung rà soát nhanh, xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, liên kết chuỗi tại những nơi có đủ điều kiện trong năm 2020", Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử lưu ý. 

Việc khuyến cáo, tuyên truyền, vận động nông dân chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ chất lượng thấp sang trồng các giống lúa có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, giống phù hợp với vùng đất nhiễm mặn như: ST20, ST24, OM2517, lúa lai BT-E1 và sử dụng nhóm giống lúa chất lượng cao OM5451, OM6162, Camau1, Camau2... là rất cần thiết.

Cũng trong chuyến khảo sát, UBND tỉnh đề nghị ngành chức năng, các địa phương tập trung ứng phó với tình hình thiệt hại, dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi; Tình trạng thiếu nước sinh hoạt, công tác phòng chống cháy mùa khô... Về nước sạch, hiện toàn tỉnh có hơn 20 ngàn hộ gặp khó khăn trong tiếp cận nước sạch, ngành chức năng cần rà soát, phân loại mức độ thiếu nước (không tiếp cận được nguồn nước, tiếp cận được nhưng cần mở rộng mạng lưới nước, có nước nhưng không sử dụng được do nhiễm nặn...) để có giải pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp. Sở NN&PTNT phối hợp với địa phương thống kê, phân loại đối tượng thiếu nước sinh hoạt để đề xuất hướng xử lý kịp thời nhưng phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài.

Về tình hình sụp lún hiện diễn biến khá phức tạp, ngành chức năng cần theo dõi, báo cáo kịp thời, đồng thời hướng dẫn người dân ứng phó. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cũng đề nghị, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo với dân về tình hình sạt lở, dự báo nơi nào có nguy cơ sạt lở cho dân biết để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại khi sự cố xảy ra. Sở Giao thông vận tải phối hợp các ngành chức năng hướng dẫn các địa phương phương án giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá, vật tư trong vùng ngọt hoá.

Cà Mau
Đăng ngày 14/01/2020
Đặng Duẩn
Môi trường

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 11:52 01/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 15:18 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 15:18 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 15:18 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 15:18 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 15:18 07/10/2024
Some text some message..