Cà Mau: Nâng giá trị cho mặt hàng tôm sinh thái

Theo Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Cà Mau đã xác định được 7 ngành hàng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gồm: Tôm sinh thái; Cua biển sinh thái; Cá bổi U Minh; Lúa chất lượng cao; Lúa Organic; Chuối và cây Keo Lai.

nuoi tom sinh học
Nuôi tôm công nghiệp áp dụng sinh học ở Cà Mau

Từ những ngành hàng chủ lực này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề nghị các đơn vị trực thuộc Sở, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấungành Nông nghiệp tỉnh Cà Mau.

Theo đó, các địa phương khi xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Cà Mau cũng cần xác định rõ cái nào là lợi thế, mũi nhọn, trọng tâm để tái cơ cấu. Có giải pháp tái cơ cấu ngành hàng đặc trưng tại địa phương mình mà các nơi khác không có, để tập trung sản xuất với mục tiêu sản xuất hàng hóa, chất lượng, giá trị cao và thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng và xuất cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Trong đó cần có giải pháp liên kết từ chuỗi sản xuất đến tiêu thụ nông sản, chú trọng liên kết 5 nhà trong phát triển nông nghiệp, theo như giải pháp để thực hiện Đề án

Tôm sinh thái là mặt hàng chủ lực

Xác định tôm sinh thái là 1 trong 7 mặt hàng chủ lực nằm trong Đề án tái cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh, nếu tính trên dưới 1,3 tỷ USD ngoại tệ thu về hàng năm từ xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng tôm, cho thấy nguồn lợi và tiềm năng của mặt hàng này còn rất lớn,  chính vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã tập trung xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sinh thái Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Tôm sinh thái ở Cà Mau hiện đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, cụ thể: tôm sinh thái gồm có: tôm - lúa và tôm - rừng. Hiện tại, toàn tỉnh có 51.000 ha tôm – lúa, tập trung ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau. Năng suất tôm nuôi thấp, khoảng 300 – 350 kg/ha/vụ nuôi, sản lượng bình quân 14.338 kg/năm. Đối với tôm - rừng, toàn tỉnh có khoảng 60.000 ha, nuôi nhiều ở các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân và Đầm Dơi; năng suất tôm nuôi khá thấp, chỉ khoảng 150 – 250 kg/ha/năm. Từ đó, cho thấy, hiệu quả của mô hình nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau đang gặp rất nhiều khó khăn, một phần do ảnh hưởng bởi thời tiết, một phần là do hầu hết chưa hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan Nhà nước vàdoanh nghiệp; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các hộ dân còn rất hạn chế…

Theo Hiệp hội Chế biến thuỷ sản tỉnh Cà Mau: sản phẩm tôm sinh thái không chỉ hấp dẫn đối với người tiêu dùng trong nước mà còn là mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu vào các siêu thị lớn trên thế giới. Nhận thấy được điều đó, tỉnh Cà Mau đã xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sinh thái Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, nhằm mục tiêu tổ chức lại sản xuất mô hình tôm - lúa và tôm - rừng theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho các hộ dân; tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh và thân thiện với môi trường sinh thái.

Trước mắt, ngành nông nghiệp sẽ ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật; áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng; cải thiện môi trường sinh thái; thiết lập các chuỗi liên kết đầu vào, đầu ra; tiếp thị, quảng bá và mở rộng thị trường sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, Cà Mau có khoảng 80.000 ha diện tích nuôi tôm – rừng được chứng nhận quốc tế và có khoảng 51.000 ha nuôi tôm – lúa, hướng tới các tiêu chuẩn VietGap, ASC…

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sinh thái của Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gần 21 tỷ đồng.

Nhân rộng nuôi tôm nông hộ theo mô hình VietGap

Hiện nay, nhiều huyện trong tỉnh Cà Mau đã thành lập “ổ cộng đồng nuôi tôm công nghiệp” ở vùng nuôi an toàn sinh học, giảm thiểu rủi ro và chi phí, tăng thu nhập và giữ được hệ sinh thái môi trường vùng nuôi. Tính từ năm 2013 đến nay, Cà Mau đã triển khai dự án GAP tại 5 vùng nuôi tại các huyện: Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn và Ngọc Hiển, đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 17 tổ cộng đồng, với 981 hộ là thành viên, trên diện tích 1.512.81 ha. Nuôi tôm theo hình thức VietGap đã mở ra hướng mới cho nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và từng bước tiến tới giải quyết các vấn đề về liên kết thị trường, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tác động của nuôi trồng thủy sản đến môi trường và xã hội

.nuoi tom khau
Nuôi tôm xuất khẩu

Điển hình như hộ ông Tô Hoài Thương là thành viên của Tổ cộng đồng, đang thực hiện nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn sinh học tại Ấp Tân Điền, Xã Tân Duyệt, Huyện Đầm Dơi, đảm bảo thực hiện quy trình nuôi tôm của nông hộ, hiện trạng bố trí ao nuôi, các trang thiết bị và việc tuần hoàn nước giữa ao lắng nuôi cá phi và ao nuôi tôm trong quá trình nuôi để mang lại hiệu quả cao. Ông Tô Hoài Thương phấn khởi chia sẻ: Ấp Tân Điền đã phát triển được mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP, tôm phát triển tốt, năng  suất cao, chi phí thấp hơn so với các hộ không thực hành VietGAP. Cũng theo ông Thương, các hộ nuôi trong vùng nuôi tôm đảm bảo an toàn  sinh học đều có khu chứa bùn, ao lắng đầy đủ. Các thành viên trong Tổ cộng đồng thực hiện tốt việc thu gom rác thải và cắm các biển báo về ao nuôi và ao lắng tại các ao nuôi của mình…

Được biết, hiện nay đa số các thành viên trong tổ cộng đồng đều áp dụng quy trình nuôi tôm đảm bảo an toàn sinh học thông qua việc sử dụng cá rô phi và chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, có ghi chép nhật ký nuôi tôm để tính lợi nhuận và rút kinh nghiệm cho vụ nuôi sau, nhiều hộ trước đây nuôi tôm không sử dụng Cá rô phi trong ao (cá sẽ ăn thức ăn thừa của tôm, vừa làm sạch ao nuôi, vừa tăng thêm nguồn thu nhập), làm tôm hay bệnh và chi phí tăng cao, sau khi áp dụng quy trình nuôi có sử dụng Cá rô phi, theo hướng an toàn sinh học thấy kết quả rất tốt và ít chi phí hơn so với trước, từ đó thu nhập được tăng lên. 

Báo Đầu Tư, 01/05/2016
Đăng ngày 02/05/2016
Huy Tự
Nuôi trồng

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:03 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 07:03 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 07:03 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 07:03 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 07:03 22/11/2024
Some text some message..