Cà Mau: Nguồn lợi thủy, hải sản suy giảm, ngư dân mất mùa

Sau Tết Nguyên đán 2013, ngư dân tỉnh Cà Mau lại khấp khởi ra khơi, mở đầu cho một năm bám biển dài ngày. Tuy nhiên, nhìn lại hoạt động đánh bắt thủy, hản sản trong năm 2012 của tỉnh này không khỏi khiến người dân lo ngại. Phần lớn các phương tiện khai thác biển của tỉnh hoạt động kém hiệu quả, cùng với đó là chất lượng thủy, hải sản giảm sút, ngư trường đánh bắt ngày càng quá tải…

Do thua lỗ liên tục, ngư dân không muốn ra khơi, nhiều người đưa phương tiện lên bờ bảo dưỡng.
Do thua lỗ liên tục, ngư dân không muốn ra khơi, nhiều người đưa phương tiện lên bờ bảo dưỡng.

Phương tiện nào cũng lỗ

Những ngày sau Tết, tại Trạm Biên phòng Sông Đốc (thuộc Đồn biên phòng Sông Đốc, BĐBP Cà Mau), thuyền đi biển tấp nập ghé vào làm thủ tục kiểm soát. Với nhiều phương tiện đánh bắt xa bờ, chuyến ra khơi đầu năm bao giờ cũng mang niềm hy vọng vì thời tiết ổn định, biển lặng sóng, ngư trường ít phương tiện khai thác.

Nói về kết quả khai thác của năm 2012, ông Khưu Hồng Tuấn, chủ tàu đánh bắt xa bờ ngụ khu vực 4, thị trấn Sông Đốc lắc đầu: “Bết bát lắm, chưa năm nào như năm vừa qua, chuyến ra khơi nào chúng tôi cũng lỗ, may mắn thì huề vốn. Thuyền tôi chuyên đánh lưới đèn, mỗi chuyến đi hơn 1 tháng, chi phí đầu tư khoảng 250 triệu đồng nhưng chưa lần nào thu về được 300 triệu đồng. Do đánh bắt thua lỗ liên tục nên nhiều người không muốn ra khơi, đành để phương tiện nằm bờ hoặc đưa lên ụ bảo dưỡng”.

Ở Cà Mau, chất lượng thủy, hải sản đánh bắt ngày càng bị suy giảm.

Ở Cà Mau, chất lượng thủy, hải sản đánh bắt ngày càng bị suy giảm.

Ông Nguyễn Đình Tường, chủ tàu câu mực ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời thống kê: “Mỗi chuyến ra khơi, tàu của tôi chuẩn bị ít nhất 2.000 lít dầu (khoảng 44 triệu đồng), thế nhưng gần 1 tháng trên biển, hải sản thu về chẳng đáng bao nhiêu, lần nhiều nhất bán được 60 triệu đồng, các chuyến khác thì chỉ 30 đến 40 triệu đồng”.

Theo ông Tường, chủ phương tiện “gánh” hết mọi khoản lỗ, những người “đi bạn” (mỗi thuyền có 8-10 người câu mực) thì coi như… lấy công làm lời, thu nhập không tới 3 triệu đồng/chuyến.
So sánh với thời điểm trước năm 2010, ông Tường xuýt xoa: “Ngày ấy mỗi chuyến tôi lãi gần 100 triệu đồng. Anh em đi bạn mỗi người được chia hơn chục triệu đồng!”.

Ông Lê Văn Phương, Trưởng ban an ninh khóm 1, khu vực Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc thở dài: “Phương tiện xa bờ đã vậy, còn đa số ngư dân nghèo khai thác gần bờ thì bữa được bữa không”.

Ngư trường cạn kiệt?

Tỉnh Cà Mau có khoảng 80.000km2 ngư trường. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, những năm qua nguồn lợi thủy, hải sản của tỉnh đã suy giảm đến mức báo động.

Toàn tỉnh hiện có hơn 4.000 phương tiện đánh bắt, trong đó có 1.543 tàu đánh bắt xa bờ; ngư dân nơi khác (từ Quảng Ngãi trở vào) thường xuyên đưa hơn gấp đôi số phương tiện của địa phương đến cùng khai thác, do đó dẫn đến hiện tượng ngư trường “quá tải”.

Do thua lỗ liên tục, ngư dân không muốn ra khơi, nhiều người đưa phương tiện lên bờ bảo dưỡng.

Do thua lỗ liên tục, ngư dân không muốn ra khơi, nhiều người đưa phương tiện lên bờ bảo dưỡng.

Ở ngoài khơi, không ít chủ phương tiện bất chấp quy định của pháp luật, lén lút khai thác tài nguyên biển theo kiểu tận diệt như sử dụng xung điện, chất nổ, cào bay, cào đôi, sử dụng dàn đáy hoặc cố ý xâm phạm khu vực cấm khai thác.

Ông Võ Chí Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết: “Các hình thức khai thác tận diệt vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là tại những cửa sông, bãi bồi, nơi nguồn lợi hải sản được sinh sôi”.

Theo ông Phạm Thế Tài, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau đã phát hiện, xử lý trên 130 trường hợp vi phạm pháp luật trong đánh bắt thủy, hải sản, phạt vi phạm hành chính hơn 650 triệu đồng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác nguồn lợi thủy, hải sản trái phép tồn tại nhiều năm qua ở Cà Mau được xác định là do lực lượng chức năng của tỉnh quá mỏng; công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát còn hạn chế. “Ngư trường rộng như thế, nhưng tỉnh Cà Mau chỉ có 3 tàu kiểm ngư, hiện tại duy nhất 1 tàu hoạt động, 2 tàu còn lại đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Trong bờ, lực lượng chức năng tuy phát hiện nhiều vụ việc vi phạm nhưng gặp khó khăn trong vấn đề xử lý vì bà con ngư dân quá nghèo, không có phương tiện sản xuất nào khác”, ông Phạm Thế Tài cho biết thêm.

Nguyên nhân gây cạn kiệt ngư trường đã được dẫn chứng, chỉ rõ. Các cấp, các ngành của tỉnh Cà Mau đã họp bàn, triển khai nhiều biện pháp nhằm tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy, hải sản như: Tăng cường lực lượng chức năng, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển đổi nghề cho ngư dân nghèo sống ven biển…thế nhưng những giải pháp này đến nay vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực.

Xã luận
Đăng ngày 03/03/2013
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:52 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:52 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:52 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:52 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:52 26/11/2024
Some text some message..