Cà Mau: Thới Bình khởi sắc nuôi trồng thủy sản

Do chủ động trong quy hoạch và chuyển đổi phương thức sản xuất, tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở huyện Thới Bình có nhiều khởi sắc.

nuôi cua ở Thới Bình
Trên cùng diện tích 4,2ha, ông Toàn kết hợp trồng lúa, nuôi tôm càng xanh, tôm sú và cua… hàng năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng

Tuy không tiếp giáp biển nhưng có hai hệ sinh thái mặn, ngọt rõ rệt, Thới Bình có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thủy sản. Tận dụng điều này, những năm qua, địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi phương thức NTTS truyền thống sang nuôi quảng canh cải tiến, mang lại hiệu quả. Đồng thời khuyến khích người dân chủ động cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái, hoa màu, nuôi cá nước ngọt góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn huyện có 49.354ha diện tích nuôi trồng thủy sản đã thả nuôi, trong đó diện tích nuôi tôm là 48.809ha, còn lại nuôi các loài thủy sản nước ngọt như cá chình, cá bống tượng… Trong 9 tháng, tổng sản lượng thủy sản của huyện là 29.001 tấn, đạt 76,3% kế hoạch; trong đó tôm nuôi 10.836 tấn, đạt 69,6% kế hoạch. Đặc biệt, với hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi tôm càng xanh, hiện nay có gần 7.000ha đang được bà con thả nuôi.

nuôi thẻ chân trắng
Sau hơn 2 tháng nuôi, tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Minh Thoại, đạt trọng lượng 80 con/kg.

Năm 2014, gia đình ông Nguyễn Hữu Toàn (ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng) nuôi thử nghiệm tôm càng xanh, sau đó đầu tư nuôi trên diện tích 1ha, sau 6 tháng cho thu hoạch, trừ chi phí lãi trên 22 triệu đồng. Năm nay, ông tiếp tục đầu tư thả 60 ngàn con trên diện tích 4,2ha, hiện tôm được trên 1 tháng tuổi và phát triển tốt. Trên phần đất này, ông Toàn kết hợp trồng lúa, nuôi tôm càng xanh, tôm sú và cua… hàng năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Anh Nguyễn Minh Thoại (ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông) hiện khá thành công với mô hình nuôi tôm thẻ quảng canh. Anh cải tạo đất, khoanh vùng diện tích 3ha và thả 180 ngàn con tôm thẻ chân trắng; đến nay, sau 2 tháng nuôi, trọng lượng đạt khoảng 80 con/kg. Anh Thoại cho biết: “Tháng 5 âm lịch là bắt đầu cải tạo và thả nuôi tôm thẻ (thời điểm chuyển mùa mưa, nước lợ), sau 3 tháng nuôi là thu hoạch; sau đó mưa đại trà sẽ rửa mặn trồng lúa, kết hợp nuôi tôm càng. Mùa nước mặn thì nuôi tôm cua kết hợp, với cách nuôi như thế góp phần mang lại thu nhập cao cho gia đình. Hiện nay, nhiều hộ dân trong ấp, các xã lân cận cũng đang thử nghiệm mô hình như trên”.


Đoàn công tác tỉnh và huyện Thới Bình tham quan mô hình nuôi cua quảng canh của anh Võ Văn Nuôi.

Cũng tại ấp Quyền Thiện, anh Võ Văn Nuôi áp dụng mô hình nuôi cua quảng canh mang lại hiệu quả khá. Anh Nuôi cho biết, trên diện tích 1,8ha, anh cho xáng cuốc khoanh vùng, rào lưới, thả nuôi 3.000 cua con, tận dụng cá phi, ốc bươu vàng làm thức ăn… Sau khoảng 3 tháng, hiện cua đạt trọng lượng 2 - 3 con/kg.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: “Qua khảo sát một số mô hình NTTS hiệu quả, nhận thấy phù hợp, vận động nông dân tiếp thu, nhân rộng. Ngoài ra, Phòng còn phối hợp với các sở, ngành liên quan chủ động hướng dẫn lịch thời vụ, quy trình sản xuất; phối hợp mở các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề; triển khai một số mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật… Từ đó, giúp người dân nâng cao hiệu quả trong sản xuất”.

Cùng với sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng, sự chủ động trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nhiều hộ nông dân ở huyện Thới Bình đã và đang thực hiện nhiều mô hình hiệu quả, mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình, góp phần cùng với chính quyền địa phương trên bước đường xây dựng huyện nông thôn mới trong tương lai.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 12/10/2016
Loan Phương
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 20:51 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:51 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 20:51 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:51 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 20:51 05/11/2024
Some text some message..