Cà Mau: Thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm không xả thải

Mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh (STC) xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước, mà còn tác động đến sản lượng của các hộ nuôi lân cận.

Nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh minh họa: doanhnghiepkinhtexanh.vn

Trước thực trạng này, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Khoa học Thủy sản II, thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm không xả thải tại Cái Nước - Cà Mau.

Mô hình nuôi tôm không xả thải hay còn gọi là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) thương phẩm STC 3 giai đoạn. Sử dụng công nghệ tuần hoàn, ít thay nước và an toàn sinh học, đã được đầu tư và thử nghiệm lần đầu tiên tại tỉnh Cà Mau. Dự án có tên là “3R cho nuôi trồng thuỷ sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng hạ lưu ÐBSCL của Việt Nam - 3R4CSA” - được nghiên cứu bởi Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Khoa học Thủy sản II. Được thực hiện tại ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước từ tháng 5/2023 đến nay.

Mặc dù ngành nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh tại tỉnh Cà Mau đang ở đà phát triển tốt. Tuy nhiên, tính ổn định và áp dụng công nghệ chưa cao. Quy trình nuôi chưa thể ứng dụng quy mô công nghiệp, bởi còn hạn chế về kiện kiện tự nhiên như: Khí hậu, nguồn nước, kinh nghiệm, tay nghề người nuôi, trình độ kỹ thuật,... Trong đó, vấn đề xả nước thải ra môi trường tự nhiên, đa số các hộ nuôi tại địa phương này chưa chấp hành nghiêm túc.

Do đó, kể từ khi mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công. Ban ngành chức năng đã giảm bớt những lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Theo chia sẻ của các hộ dân tại huyện Cái Nước, mô hình nuôi tôm không xả thải mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu được chi phí hóa chất xử lý, nhân công và chi phí thay nước cho ao nuôi tôm. Đặc biệt, sản lượng đạt hơn 20% so với trước đây.

Lấy ví dụ về tính hiệu quả của mô hình nuôi tôm không xả thải như sau:

1 hộ nuôi tôm với tổng số lượng là 4 ao nuôi và 1 ao bèo. Nếu như là trước đây, hộ nuôi cần ít nhất 4 nhân công thay nhau canh và xử lý nước thải. Tổng chi phí sẽ rơi vào khoảng 15 triệu đồng/tấn tôm. Thế nhưng, từ khi áp dụng công nghệ 3R, nhân công giảm từ 4 xuống còn 2, không quá nhiều chi phí thay nước và cũng không xả thải ra môi trường tự nhiên. Điều này đã tạo ra được hiệu ứng tích cực, đảm bảo môi trường nước xung quanh được đảm bảo.

Mô hình này cần 4.500m2 diện tích đất để làm ao nuôi và ao dèo. Hệ thống tuần hoàn nước gồm 2 ao giá thể, 1 ao nuôi cá và 3 ao nuôi trong biển (diện tích 6.500m2) và 1 ao cấp bù nước hỗ trợ khi hệ thống nước trong ao bị rò rỉ. Tổng kinh phí lên đến hơn 2.1 tỷ đồng, gấp 3 lần so với nuôi truyền thống. Tuy nhiên, chúng lại mang lại giá trị kinh tế cao, kiểm soát được yếu tố môi trường, nâng cao tỷ lệ sống và an toàn sinh học.

Ông Nguyễn Nhứt - Chủ nhiệm dự án đánh giá đây là kỹ thuật mới so với Việt Nam và cả thế giới. Giảm được chi phí sản xuất, sản lượng đạt 60 - 70 tấn/vụ, bình quân mỗi năm từ 6 - 8 vụ, từ đó tăng cường được sản lượng. Đặc biệt, số lượng carbon thải ra của 1 kg tôm rất thấp. Đạt xu hướng của ngành tôm trong tương lai, người tiêu dùng không còn lo sợ hóa chất của các loại thuốc kháng sinh. Ðây là thành tựu lớn nhất công nghệ nuôi tôm không xả thải mang lại.

Mô hình nuôiMô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế và môi trường. Ảnh: baothuathienhue.vn

Bà con nông dân có thể thả nuôi “nối đuôi” trên cùng 1 ao, rút ngắn được thời gian thả nuôi, giảm thiểu được chi phí đầu vào và nhân công. Như vậy, có thể thấy được, thời gian quay vòng vốn nhanh và tăng lợi nhuận của mô hình. Đồng thời, hệ thống hoạt động liên tục, lượng dinh dưỡng cho hệ vi sinh vì thế cũng phát triển một cách liên tục. Về lâu dài, mô hình này còn khắc phục được hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu bởi vì giảm thiểu được lượng carbon thải ra môi trường.

Ông Kazi Ahmed Kabir, chuyên gia của Tổ chức CIRAD đánh giá đây là hệ thống rất tốt cả về tính bền vững và khả năng sản xuất, khả năng phục hồi. Giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế dòng chảy gây xói mòn đất thường thấy ở các vùng nông nghiệp ở Việt Nam.

Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ -  ông Châu Văn Thọ kết luận: “Ðây là công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn khép kín, thực hiện song song 2 nhiệm vụ vừa nuôi, vừa bảo vệ môi trường. Có thể khẳng định, đây là mô hình nuôi tôm bền vững và sẽ nhân rộng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. 

Tuy nhiên, bước ban đầu chi phí đầu tư khá cao, hiện Sở Khoa học và Công nghệ đã đề xuất chủ trương với tỉnh để thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ. Thực hiện cho vay ưu đãi theo chủ trương của Trung ương đã đề ra. Nếu kịp thời có được nguồn quỹ này thì người dân có nguồn vốn vay ưu đãi thực hiện nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến như mô hình nuôi tôm không xả thải này.

Đăng ngày 17/08/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 12:05 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 12:05 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 12:05 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 12:05 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 12:05 27/01/2025
Some text some message..