Cá mòi có nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu

Cá mòi, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho thủy sản chăn nuôi và nhiều động vật biển, sẽ gần như biến mất nếu nhiệt độ đại dương ấm lên 2°C.

cá mòi
Nguồn cá mòi dồi dào ngoài khơi bờ biển Peru đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Ảnh baroquetours

Cá mòi Peru là một loài cá nhỏ chỉ bằng ngón tay nhưng góp phần lớn nhất vào tổng sản lượng đánh bắt cá toàn cầu - chiếm tới 15%. Đây là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao và thường được dùng làm thức ăn cho cá hồi và các loài thủy sản khác. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu trầm tích và hóa thạch cổ đại đã chỉ ra rằng: trong quá khứ, nước biển nóng lên gần như xóa sổ loài cá này, và biến đổi khí hậu ngày nay có thể gây thảm họa tương tự.

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu đối với các quần thể cá, vì một số loài cá chỉ có thể sinh sản trong một khoảng nhiệt độ hẹp. Hơn nữa, nước biển ấm chứa ít oxy hơn, khiến các loài cá với kích thước như cá mòi cũng khó sống sót, và chỉ phù hợp cho các loài cá rất nhỏ. Các nhà nghiên cứu dự đoán, các loài cá siêu nhỏ sẽ thống trị khi đại dương ấm lên, và ngành đánh bắt cá sẽ mất nguồn hải sản.

Nhưng đến nay, vẫn chưa thể chắc chắn liệu biến đổi khí hậu có phải nguyên nhân dẫn đến sự thống trị của các loài cá siêu nhỏ hay không, vì có một yếu tố gây nhiễu: đánh bắt. Việc đánh bắt cá quá mức làm cho đại dương chỉ còn các loài cá siêu nhỏ, vì chúng dễ dàng lọt lưới.

Renato Salvatteci, nhà sinh học thủy sản tại Đại học Kiel Christian-Albrecht, quay ngược thời gian về thời điểm trước khi ngành đánh bắt cá phát triển mạnh để xác định tác động của riêng khí hậu. Vùng biển ngoài khơi Peru là một khu vực lý tưởng vì có lượng cá dồi dào và đáy biển đã lưu giữ được nhiều lớp trầm tích hóa thạch chi tiết.

Salvatteci nghiên cứu một lõi đá dưới đáy biển, dài 14 mét, do một tàu nghiên cứu thu thập vào năm 2008. Trong lõi đá này có các lớp trầm tích lắng đọng từ 116.000 đến 130.000 năm trước, khi khí hậu Trái đất ấm hơn ngày nay. Để xác định nhiệt độ và nồng độ oxy của nước biển khi trầm tích hình thành, nhóm Salvatteci phân tích các dấu ấn sinh học của hóa thạch và đo các đồng vị nitơ. Kết quả, vào thời điểm trầm tích hình thành, nước biển ấm hơn ngày nay khoảng 2°C và chứa ít oxy hơn.

cá mòi
Khuyến khích người dân ăn trực tiếp nhiều cá mòi hơn, thay vì dùng cho chăn nuôi thủy sản. Ảnh minh họa

Sau đó, nhóm Salvatteci mất 2 năm để đếm và thống kê hơn 100.000 đốt sống và xác cá có trong trầm tích thu được. Trầm tích lắng đọng trong 100 năm qua chủ yếu là xương cá mòi. Nhưng trong khoảng thời gian nước biển ấm hơn ngày nay 2°C, khoảng 60% số cá là các loài khác còn nhỏ hơn nữa. Số lượng cá mòi sụt giảm nghiêm trọng vào thời điểm nhiệt độ nước biển ấm lên - nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Science ngày 6/1. Khi nước biển ấm lên, thay thế cho cá mòi là các loài cá gần giống cá bống, có kích thước bằng một nửa cá mòi và thích nghi tốt hơn với điều kiện nhiệt độ cao, oxy thấp.

So với cá mòi, những loài này không mang lại lợi ích cho ngành khai thác thủy sản. Rất khó bắt được chúng do kích thước quá nhỏ; và chúng cũng không tập hợp thành các nhóm dày đặc như cá mòi, do đó để bắt được cùng một lượng cá, các tàu kéo lưới bắt cá bống sẽ phải đi những hải trình dài hơn, mất nhiều nhiên liệu và thời gian hơn. Các loài cá này cũng ít dinh dưỡng hơn cá mòi. Khi đại dương ấm lên, lượng cá mòi suy giảm sẽ làm tăng giá thành thức ăn thủy sản, kéo theo giá cá hồi và tôm tăng.

Các quần thể cá mòi còn là nguồn thức ăn cho cá thu và các loài khác - chúng ăn cá mòi trong môi trường tự nhiên và lớn lên trở thành sản phẩm đánh bắt giá trị cho ngư dân. Số lượng cá mòi giảm đồng nghĩa với việc những loài này cũng trở nên khan hiếm hơn và khó đánh bắt, kéo theo tăng giá.

Trước đây, khi nước trở biển ấm lên, một số loài cá mòi có thể bơi về phía nam đến vùng nước mát hơn để sinh sản. Nhưng những vùng biển phía nam này không giàu dinh dưỡng như vùng ngoài khơi bờ biển Peru để có thể nuôi dưỡng quần thể cá mòi trong thời gian dài.

Theo William Cheung, nhà sinh thái học biển tại Đại học British Columbia, Vancouver, khi một quần thể cá bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, cần bắt đầu quản lý khai thác thủy sản thận trọng hơn và giảm sản lượng đánh bắt cho phép.

Salvatteci lưu ý rằng quần thể cá mòi ở Peru đã được quản lý hiệu quả, nhưng có thể cải thiện hơn nữa bằng cách khuyến khích người dân ăn trực tiếp nhiều cá mòi hơn, thay vì dùng cho chăn nuôi thủy sản. Cách tiêu thụ này có thể tạo ra hiệu suất sinh thái - tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái - cao hơn, do tận dụng trực tiếp nguồn dinh dưỡng từ cá mòi.

Tổng hợp
Đăng ngày 14/01/2022
Hoàng Nam
Môi trường

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:41 14/03/2025

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong thủy sản

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

Nước thải
• 10:48 04/03/2025

Tăng cường ứng phó với đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Xâm nhập mặn đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp và đời sống của người dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy, việc chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sinh kế của người dân.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:00 04/03/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:18 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 09:18 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:18 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:18 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:18 17/03/2025
Some text some message..