Cá mú trân châu lên ngôi

Khi cá mú trân châu xuất hiện và bắt đầu được nuôi ở nước ta, đến nay đối tượng này được người nuôi dọc các tỉnh ven biển từ Bắc đến Nam ưa chuộng.

Cá mú trân châu
Cá mú trân châu. Ảnh: thuysanngocthuy.com

Do đó, có thể nói cá mú trân châu hiện đã soán ngôi các loài cá mú khác từng được nuôi trước đây. Hơn nữa, chúng được nuôi đa dạng trong ao đất hoặc nuôi biển bằng lồng bè.

Cá mú trân châu, giống cá mú ưu Việt

Cá mú trân châu được sinh ra bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa cá mú nghệ (con đực) và cá mú cọp (con cái) nên thừa hưởng đặc tính nổi trội của 2 loài cá mú bố mẹ, đó là có thịt thơm ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh và khả năng chống chịu tốt với sự thay đổi môi trường và dịch bệnh.

Đặc biệt, cá mú trâu châu có lớp vảy dày được thừa hưởng từ cá mú nghệ nên ngoại hình của chúng không bị trầy xước, lở loét gây mất thẩm mỹ trong quá trình vận chuyển để thương mại như một số loài cá mú khác.

Ưu điểm cá mú trân châuCá mú trân châu với ưu điểm thịt thơm ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh và khả năng chống chịu môi trường và dịch bệnh tốt. Ảnh: nongnghiep.vn

Theo TS Trương Quốc Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện III), từ năm 2019, Viện III đã làm chủ công nghệ sản xuất giống cá mú trân châu.

Đây là kết quả đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống cá mú lai là con lai giữa cá mú cọp cái và cá mú nghệ đực (♀ Epinephelus fuscoguttatus x ♂ E. lanceolatus) tại Khánh Hòa” được triển khai vào năm 2018 do chính ông làm chủ nhiệm.

Để tìm hiểu sâu hơn về loài cá mú có tính ưu việt này, chúng tôi được ông Lương Trọng Bích, cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang dẫn tham quan đàn bố mẹ đang được nuôi và chăm sóc kỹ lưỡng như “con mọn”. Tại đây chúng tôi chứng kiến đàn cá bố mẹ và hậu bị lên đến hàng trăm con được nuôi trong bể xi măng và nuôi trong lồng bè trên biển.

Cá mú nghệCá mú nghệ là bố của cá mú trân châu. Ảnh: nongnghiep.vn

Chia sẻ về quy trình sản xuất ra giống cá mú trân châu, ông Lương Trọng Bích, cho biết đầu tiên tiến hành nuôi vỗ cá bố mẹ. Từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch hàng năm là vào mùa sinh sản, cá bố mẹ được kiểm tra định kỳ hàng tháng về mức độ thành thục thông qua việc thăm trứng và tinh bằng ống thăm. Khi thấy cá có tinh và trứng phát triển tốt, thì sẽ tiến hành tiêm hoóc môn để kích thích cho chín trứng, chín tinh. Sau đó sẽ vuốt tinh và vuốt trứng, để thụ tinh nhân tạo.

Những trứng sau khi đã thụ tinh sẽ được đem đi ấp trong các bể ấp trứng. Sau khi trứng nở, ấu trùng cá mới nở sẽ được chuyển vào các bể ương ấu trùng có kích thước từ 8 - 15m3 với mật độ thích hợp.

Cá mú cọpCá mú cọp là mẹ của cá mú trân châu. Ảnh: nongnghiep.vn

Theo ông Lương Trọng Bích, từ giai đoạn cá mới nở đến cá đạt kích thước 5-7cm phải mất gần 2 tháng. Trong đó, cá giống ở giai đoạn dưới 23 - 25 ngày được cung cấp thức ăn chủ yếu là luân trùng, Artemia kết hợp với bổ sung vi tảo. Giai đoạn từ 25 - 30 ngày, cá đạt kích thước từ 2 – 3 cm sẽ luyện cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Cá giống sẽ được nuôi bằng thức ăn công nghiệp đến khi cá đạt kích cỡ từ 5 - 7cm thì xuất ra thị trường.

Cá mú trân châu soán ngôi các loài cá mú khác

Theo TS Trương Quốc Thái, việc sản xuất thành công giống cá mú trân châu đã đáp ứng phần nào nhu cầu con giống cho người nuôi trong nước. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, việc nuôi thương phẩm cá mú trân châu phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển từ Bắc đến Nam, bởi người dân ưa chuộng thả nuôi  đối tượng này do có tính ưu Việt như đã đề cập ở trên. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định cho đến nay cá mú này đã soán ngôi dành phần nuôi nhiều so với các loài cá mú khác được nuôi trước đây.

Cá mú trân châu được nuôi trong aoCá mú trân châu được nuôi trong ao đất ở xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh (Khánh Hòa). Ảnh: nongnghiep.vn

“Hiện nay, vùng nuôi thương phẩm cá mú trân châu được phát triển trải dài hầu hết các tỉnh ven biển nước ta, riêng tại Khánh Hòa, khu vực nuôi thương phẩm cá mú trân châu chính là ở TP. Cam Ranh”, ông Thái chia sẻ và cho biết thêm, trước đây, ở khu vực Khánh Hòa các loài cá mú được nuôi phổ biến gồm cá mú đen, mú nghệ, mú cọp. Tuy nhiên, từ khi giống cá mú trân châu “ra đời”, diện tích nuôi thương phẩm loài cá mú này không ngừng tăng lên qua từng năm.

Theo đó, chỉ tính riêng khu vực Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung hiện cá mú trân châu thả nuôi đã chiếm 60-70% so với các giống cá mú khác. Còn so với các loại cá biển khác, cá mú trân châu cũng đã chiếm khoảng 40%.

Để tìm hiểu cá mú trân chân được nuôi hiệu quả như thế nào, chúng tôi đến vùng nuôi xã Cam Thịnh Đông (TP Cam Ranh), nơi vài năm trở lại đây người dân đã chọn cá mú trân châu là đối tượng nuôi chính.

Ông Lê Hữu Ngạn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cho biết, trong khoảng 3 năm trở lại đây diện tích nuôi cá mú trân châu trên địa bàn không ngừng mở rộng trên diện tích vốn nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá hồng, cá chẽm, cá mú đen…

Đến nay, toàn xã đã có đến 120 ha nuôi cá mú này, chiếm hơn 1/3 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ao địa trên địa bàn. Ngoài ra, nhiều diện tích nuôi ốc hương, người dân cũng chuyển sang hình thức nuôi luân canh với cá mú trân châu vài vụ rồi quay lại với ốc hương.

Nuôi luân canh cá mú trân châuCá mú trân châu hiện đã soán ngôi dành phần nuôi nhiều so với các loài cá mú khác đã nuôi trước đây. Ảnh: nongnghiep.vn

Ông Nguyễn Văn Sơn, một người nuôi trồng thủy sản ở thôn Hòa Diêm, xã Cam Thịnh Đông cho biết, hiện nay đa số bà con trên địa bàn đều nuôi cá mú trân châu thay cá mú đen. Bởi cá mú này nuôi nhanh lớn, tầm 10-12 tháng là thu hoạch tỉa, trong khi cá mú đen phải trên 15 tháng.

Điều phấn khởi là đầu ra cá mú trân châu khá dồi dào, ngoài xuất sang thị trường Trung Quốc còn tiêu thụ tại nội địa phục vụ khách du lịch ở các quán sá, nhà hàng, khách sạn. Giá cá thương phẩm được thu mua với mức trung bình khoảng 200 ngàn đồng/kg, tăng hơn 10 ngàn đồng/kg so với cá mú đen.

Đặc biệt cách đây 2 tháng do nguồn cung khan hiến, cá được thu mua với giá 270 ngàn đồng/kg. Nhưng hiện đã hạ xuống còn 220 ngàn đồng/kg, song với giá này người nuôi thu hoạch lãi khá. Bởi theo ông Nguyễn Văn Sơn, chi phí đầu tư nuôi cho 1kg cá mú trân châu chỉ tốn từ 140-150 ngàn đồng/kg. Như gia đình ông Sơn mới đây thu hoạch trên 2 tấn cá này, bán với giá trên, sau khi trừ chi phí lãi 240 triệu đồng, rất phấn khởi.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 28/10/2022
Kim Sơ
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 01:58 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 01:58 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 01:58 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 01:58 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 01:58 08/11/2024
Some text some message..