Cá nâu giống thủy sản tiềm năng vùng bãi bồi ven biển

Hôm nay, ông Nguyễn Văn Thanh, ở xóm 5, xã Kim Trung (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) kéo mấy tay lưới, kiểm tra sự sinh trưởng của lứa cá Nâu trong đầm. Gương mặt rạng rỡ vui tươi lộ rõ, phần nào nói được kết quả ao nuôi cá Nâu trong hơn 8 tháng qua.

Mô hình nuôi tỉnh Ninh Bình
Mô hình thu hút nhiều hộ gia đình dến tham quan học tập kinh nghiệm. Ảnh: Báo Ninh Bình

Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, đây là năm thứ 2, gia đình phối hợp với Chi cục thủy sản với thực hiện xây dựng mô hình nuôi cá Nâu thương phẩm. Dưới sự hướng dẫn của Ban chủ nhiệm Đề tài, năm thứ nhất (năm 2021), gia đình chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất, lao động, xây dựng mô hình cá Nâu ở mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2 ở 2 ao nuôi (tổng diện tích là 7.000m2). 

Cuối tháng 4/2021, Ban quản lý đề tài tiến hành thả 2.8000 con giống (cỡ 5-7 cm/con). Ở ao thứ nhất, thả mật độ 3 con/m2, số lượng giống 10.500 con và ở ao thứ 2, mật độ 5 con/m2, số lượng giống 17.500 con. Gia đình tiến hành chăm sóc và quản lý ao nuôi theo đúng sự hướng dẫn và chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật của đề tài. Đồng thời ghi chép theo dõi các yếu tố môi trường, tình hình dịch bệnh và quá trình phát triển của cá Nâu. 

Sau gần 8 tháng nuôi, ở ao thứ nhất, tỷ lệ cá sống đạt 80%,  khối lượng con cá bình quân đạt 270g/con, sản lượng thu hoạch đạt 2.268 kg (năng suất đạt 6,48 tấn/ha). Trong khi đó, ở ao thứ hai, tỷ lệ cá sống đạt 70%, con cá đạt bình quân  250g/con, thu hoạch đạt 3.063kg (năng suất đạt  8,75 tấn/ha).

Năm thứ hai (từ cuối tháng 3/2022  đến nay), gia đình tiếp tục triển khai mô hình nuôi cá Nâu, nhưng thâm canh ở mật độ 3 con/m2, trên diện tích 7.000 m2, với số lượng giống thả 21 nghìn con. Kết quả sau, sau 8 tháng, tỷ lệ sống 81%, cá đạt khối lượng 206 g/con và cho sản lượng dự tính 3.500 kg.

Sau 2 năm thực hiện đề tài, gia đình nhận thấy cá Nâu thích ứng tốt với môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. So sánh giữa 2 ao, thì ao nuôi mật độ 3 con/m2, môi trường ao nuôi ổn định, cá sinh trưởng phát triển tốt hơn so với mật độ 5 con/m2. Do vậy nên nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm ở mật độ 3 con/m2 sẽ phù hợp khả năng đầu tư và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Kiểm tra sự tăng trưởng cáÔng Nguyễn Văn Thanh (ngồi giữa) kiểm tra sự sinh trưởng của cá Nâu.

Kỹ sư nuôi trồng thủy sản Phạm Văn Hải, Trạm kiểm ngư - thủy sản, Chi cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Không chỉ là vựa lúa của tỉnh, mà huyện Kim Sơn còn có vùng ven biển chứa đựng nhiều tiềm năng về thủy sản và du lịch. Các xã khu vực phía Nam, nằm ở ven biển rộng gần 6.000 ha rất có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.

Tuy nhiên, các đối tượng nuôi chủ lực của vùng là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua đang tăng, gây áp lực vùng thâm canh, ô nhiễm môi trường… Do vậy, việc đa dạng hóa đối tượng con nuôi thủy sản vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đã được người nuôi thủy sản quan tâm đầu tư phát triển. Trong đó, có đối tượng là cá Nâu được xem là đối tượng nuôi phù hợp với người dân ở các vùng cửa sông, ven biển, đặc biệt là nuôi ghép trong ao tôm. Trước yêu cầu cấp thiết đó, Chi cục Thủy sản đề xuất nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi cá Nâu (Scatophagus argus) thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn". 

Đề tài chọn đối tượng là cá nâu, vì các nghiên cứu cho thấy, cá nâu là loài ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như: giun, giáp xác, côn trùng, các vật chất có nguồn gốc từ thực vật, tảo,.. tự nhiên trong các ao đầm nước lợ. Do tính thích nghi rộng và ăn tạp nên cá Nâu được xem là đối tượng nuôi phù hợp với người dân ở các vùng cửa sông, ven biển, đặc biệt là nuôi ghép trong ao tôm.

Thực hiện mô hình đã chọn 2 gia đình, là hộ ông Nguyễn Văn Thanh và ông Phạm Văn Hinh đều ở xóm 5, xã Kim Trung. Cùng với đó, cử cán bộ kỹ thuật, theo dõi, thu thập số liệu, viết báo cáo. Đồng thời tổ chức hội nghị triển khai kỹ thuật, hội thảo đầu bờ cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển.

Ban chủ nhiệm đề tài đánh giá, cá Nâu là đối tượng mới, cá thương phẩm cho giá trị kinh tế cao, có thể thâm canh và xen canh. Tuy nhiên để đưa vào nuôi ở vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn hiệu quả hơn. Thời gian tới, Chi cục Thủy sản tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các hộ tiếp tục chăm sóc, quản lý môi trường, phòng bệnh để đảm bảo cá sinh trưởng phát triển tốt. 

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá Nâu thương phẩm trên thị trường là rất lớn vì đây là đối tượng đặc sản quý hiếm không những ở Ninh Bình mà trên toàn quốc. Cá Nâu được đánh giá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Với giá bán thương phẩm 200 đến 250 nghìn đồng/kg (loại 250g/con). Sản lượng cá Nâu ngoài tự nhiên hiện nay rất hiếm, không đủ cung cấp để tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn phục vụ cho khách du lịch trong địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận và đặc biệt thị trường tiêu thụ Trung Quốc. 

Trước nhu cầu thị trường tiêu thụ rất có tiềm năng, việc phát triển mô hình nuôi cá Nâu còn góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, có thể mang về 300 - 400 triệu đồng/ha canh tác tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 30/11/2022
Minh Đường
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 13:35 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 13:35 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 13:35 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:35 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 13:35 19/03/2024