Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
Tỉnh Bến Tre, tỉnh này hiện đứng thứ 5 cả nước về phát triển nuôi tôm nước lợ với hơn 36.000ha

Theo ông Nguyễn Văn Buội, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, tỉnh này hiện đứng thứ 5 cả nước về phát triển nuôi tôm nước lợ với hơn 36.000ha. Ngành nuôi tôm nước lợ tại Bến Tre phát triển mạnh từ năm 2000, đặc biệt trong các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh và gần đây là nuôi tôm công nghệ cao.

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre vẫn phát triển ổn định và bền vững. Các mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã mang lại hiệu quả cao, trong khi đó các mô hình tôm quảng canh, sinh thái, tôm lúa hữu cơ cũng góp phần nâng cao chất lượng và giá trị con tôm, giúp sản xuất nguyên liệu sạch đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ước tính đến cuối năm 2024, sản lượng nuôi thủy sản của tỉnh Bến Tre đạt 329.000 tấn. Năng suất trong các mô hình nuôi tôm cũng được cải thiện đáng kể, trong đó, tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt 10-12 tấn/ha/vụ, tôm sú thâm canh đạt 6-8 tấn/ha/vụ, tôm công nghệ cao đạt 60-80 tấn/ha, còn tôm quảng canh và tôm lúa đạt 150-200kg/ha/năm.

Cũng theo báo cáo từ Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 11/2024, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt khoảng 730.000 ha, với tổng sản lượng đạt 1,103 triệu tấn, trong đó tôm sú chiếm 234.200 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 795.800 tấn.

Nhá tômTính đến tháng 11/2024, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt khoảng 730.000 ha

Mặc dù vậy, năm 2024 vẫn là một năm khó khăn đối với ngành tôm Việt Nam do điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá vật tư đầu vào tăng cao, và thị trường tiêu thụ gặp nhiều rào cản, giá bán không ổn định. Theo ông Đặng Xuân Trường, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời tiết nắng nóng kéo dài đã gây biến động lớn đối với môi trường nuôi tôm, ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Trong 10 tháng năm 2024, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 22.269 ha, chủ yếu là tôm nước lợ.

Trong năm 2025, ngành tôm sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Tôm sú được nuôi mạnh ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, và Ấn Độ sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Đồng thời, một số quốc gia tiêu thụ tôm đang tăng cường ưu tiên phát triển thủy sản nội địa, tạo ra các rào cản đối với tôm nhập khẩu.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhận định rằng ngành tôm Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn gặp phải nhiều khó khăn, trong đó có việc sản xuất nhỏ lẻ, chưa tổ chức bài bản, dẫn đến môi trường nuôi không tối ưu và chi phí đầu vào cao.

Tôm sú được nuôi mạnh ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, và Ấn Độ sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt

Bên cạnh những thách thức, ngành tôm Việt Nam cũng có nhiều yếu tố thuận lợi, đặc biệt là nhu cầu tôm trên thế giới tăng, với Mỹ có kế hoạch áp thuế tôm Việt Nam thấp hơn, trong khi Trung Quốc thắt chặt nhập khẩu tôm từ Ecuador.

Để tận dụng cơ hội này và vượt qua khó khăn, các đại biểu cho rằng ngành tôm cần có sự chung tay hành động của tất cả các bên liên quan, bao gồm cơ quan nhà nước, các địa phương, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều quan trọng là phải có các giải pháp căn cơ và bài bản cho cả chuỗi sản xuất tôm, đặc biệt trong việc quy hoạch vùng nuôi, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng an toàn sinh học, giảm chất thải rắn và bảo vệ môi trường.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, việc "chuyển đổi xanh" toàn bộ các khâu trong chuỗi sản xuất tôm là yêu cầu cần thiết, nhằm phát triển ngành tôm ở ĐBSCL một cách bền vững. Thêm vào đó, cần tăng cường hợp tác giữa các hệ thống khuyến nông các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để phát triển nghề nuôi tôm một cách hiệu quả và bền vững.

Đăng ngày 04/12/2024
Trọng Nhân @trong-nhan
Nông thôn

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:30 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 23:30 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 23:30 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 23:30 04/12/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 23:30 04/12/2024
Some text some message..